TS VŨ THÀNH TỰ ANH, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright:

Thành phố luôn đi đầu trong cải cách thể chế

Nhìn lại bốn thập niên vừa qua, TP.HCM có được vị thế dẫn đầu cả nước chính là nhờ TP luôn đi đầu trong cải cách thể chế, từ “xé rào” vào kinh tế thị trường cho đến hình thành khu chế xuất, hay thí điểm “một cửa - một dấu” đầu tiên của cả nước.

Thế nhưng đã từ khá lâu, ở TP không còn thấy bóng dáng của những thể chế tiên phong, mở đường cho phát triển doanh nghiệp và phúc lợi của người dân. Mặc dù là nơi hội tụ phân nửa số doanh nghiệp của cả nước, song phải đến năm 2014 TP.HCM mới gia nhập nhóm các địa phương có chỉ số PCI thuộc loại “rất tốt”... Rõ ràng là TP.HCM chỉ có thể đột phá được nếu như trung ương cho phép thử nghiệm cải cách thể chế. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp trung ương chưa đồng ý cho phép thử nghiệm các thể chế mới thì TP vẫn phải tận dụng triệt để dư địa chính sách mà TP chưa khai thác hết. (Theo Tiền Phong)

GS VÕ TÒNG XUÂN:

Làm gì khi hạt gạo mất đi thị trường truyền thống?

Philippines đã nhập khẩu gạo của Việt Nam từ những năm 1940. Đến năm 1968, Việt Nam dừng xuất khẩu gạo và mới bắt đầu xuất khẩu lại từ năm 1989. Trong khoảng thời gian đó, Philippines đã tìm nơi nhập khẩu gạo khác là Thái Lan. Từ đó hạt gạo của Việt Nam phải cạnh tranh với gạo Thái Lan tại thị trường này.

Philippines cũng là một nước trồng lúa với diện tích khá rộng nên việc chính phủ nước này dừng nhập khẩu gạo để bảo vệ nền sản xuất trong nước cũng là điều có thể dự đoán được. Tuy vậy, đây là thị trường nhập khẩu gạo lớn thứ hai của Việt Nam với 24,8% thị phần, việc mất đi thị trường này sẽ khiến ngành gạo gặp khó trong thời gian tới. Vì vậy, đã đến lúc ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam phải từ bỏ mục tiêu sản lượng để tập trung nâng cao chất lượng, hình thành các chuỗi sản xuất và xây dựng thương hiệu.

(Theo plo.vn)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm