Thế giới chờ đón nguyệt thực 'siêu trăng máu'

Chưa hết, siêu trăng năm nay là hiện tượng cuối cùng trong chuỗi hiện tượng được đặt tên là “Trăng máu” – cụm từ thường được dùng để mô tả hiện tượng nguyệt thực được quan sát trong năm 2014 và 2015. Thuật ngữ mà giới nghiên cứu thiên văn đặt cho hiện tượng này là “Nguyệt thực bộ bốn” (Lunar tetrad)

Vì quỹ đạo của mặt trăng không phải là một vòng tròn hoàn hảo nên mỗi năm, có một lần mặt trăng gần với Trái Đất nhất và đó chính là điều làm cho chúng ta cảm thấy siêu trăng lớn hơn, sáng hơn. 

Trên thực tế, siêu trăng được nhìn thấy với kích thước lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với trăng thường. Hiện tượng nguyệt thực siêu trăng năm nay diễn ra trong khoảng hơn một giờ đồng hồ và có thể được quan sát tại Bắc và Nam Mỹ, châu Âu, châu Phi, một phần Tây Á và phía Đông Thái Bình Dương.

Tối 27 và rạng sáng 28-9, nhiều nơi trên thế giới sẽ được chứng kiến hiện tượng nguyệt thực diễn ra cùng với siêu trăng

Nguyệt thực sẽ lên đến đỉnh vào khoảng 10 giờ (giờ bờ Đông nước Mỹ, tức khoảng 2 giờ sáng giờ GMT) với cảnh tượng mặt trăng ngả sang màu đỏ như máu vô cùng ngoạn mục. 

Những người không có điều kiện có thể xem tường thuật trực tiếp sự kiện của NASA từ Trung tâm Bay Vũ Trụ Marshall ở bang Alabama và hình ảnh truyền trực tiếp tại Đài quan sát thiên văn Griffith ở Los Angeles thuộc bang California.

Nguyệt thực siêu trăng được xem là một hiện tượng bình thường của tự nhiên. Tuy nhiên, việc lần gần đây nhất quan sát được hiện tượng này là năm 1982 và phải đến năm 2033 chúng ta mới có thể tái chiêm ngưỡng đã làm ngày Chủ nhật trở thành một ngày đáng mong chờ của những người yêu thích thiên văn học.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm