Có bốn kịch bản UEFA đã chuẩn bị gồm:
1. Các sân diễn ra trận đấu được cho khán giả vào đủ sức chứa của sân.
2. Lượng khán giả vào sân 50% sức chứa của sân.
3. Lượng khán giả 20%-30% sức chứa của sân.
4. Các trận diễn ra trong điều kiện không khán giả.
Euro 2020 hoãn sang năm 2021 và đã đến lúc không thể hoãn nữa. Ảnh: GETTY IMAGES
Các sân được UEFA chỉ định tổ chức phải báo cáo cho UEFA trong việc chọn 2-3 phương án trên để có thể xoay xở một cách chủ động trước tình hình diễn biến dịch bệnh cụ thể. Ngoài ra, các công tác tổ chức truyền hình trực tiếp, truyền thông hoạt động ra sao cũng phải báo chi tiết cho UEFA.
Trong trường hợp dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, các sân đá trong điều kiện không khán giả sẽ ảnh hưởng nặng nề tài chính và chi phí tổ chức, thậm chí là không có nguồn thu để cung cấp cho việc vận hành các sân, các ban tổ chức sân phải báo cáo tình hình cho UEFA để tránh nợ xấu xảy ra.
UEFA cũng lên tiếng đến các quốc gia liên quan các giải vô địch trong nước phải chủ động tránh giải Euro, chứ không như vừa qua, do giải trong nước tránh dịch bệnh dẫn đến Champions League phải hoãn theo.
Hiện các sân bóng tổ chức Euro theo kế hoạch ban đầu sẽ diễn ra tại 12 thành phố gồm Glasgow, Dublin, Bilbao, Amsterdam, Copenhagen, Munich, Roma, St Petersburg, Bucharest, Budapest, Baku và London. Riêng tại London sẽ diễn ra các trận bán kết và chung kết trên sân Wembley.
Trong trường hợp có những thành phố của các quốc gia, khu vực có tình hình dịch bệnh còn tồi tệ thì UEFA cũng đã “thòng” phương án rút số TP đăng cai xuống.
Phương án xấu nhất theo Chủ tịch Ceferin của UEFA cho biết là trong trường hợp hoàn cảnh dịch bệnh quá tồi tệ, vòng chung kết Euro sẽ tổ chức ở một quốc gia duy nhất đảm bảo được an toàn về dịch bệnh.