Theo đó, có hơn 1.200 thí sinh đã trúng tuyển vào trường tham gia đợt thi này lần đầu tiên được tiến hành ở Việt Nam.
Theo ông Đức, bài thi đánh giá năng lực được xây dựng theo mô hình đề thi trắc nghiệm, bao gồm phần bắt buộc và phần tự chọn với tổng số 140 câu hỏi (gồm 50 câu hỏi toán học, 50 câu hỏi ngữ văn, 40 câu hỏi kiến thức khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội), thời gian làm bài là 195 phút, được thực hiện trên máy tính.
“Bài thi là những kiến thức cơ bản không nằm ngoài chuẩn kiến thức, kỹ năng của bậc phổ thông nhưng tập trung đánh giá các năng lực cốt lõi như năng lực nhận thức, năng lực tổng hợp, phân tích, sáng tạo, năng lực thẩm mỹ và khả năng tư duy. Bài thi sẽ bao gồm 20% số câu ở cấp độ dễ, 60% số câu cấp độ trung bình và 20% ở cấp độ khó” - ông Đức nhấn mạnh.
Về điểm mạnh của đề án, ông Đức cho biết trước hết là đánh giá được toàn diện năng lực thí sinh; kết quả tuyển sinh đảm bảo sự khách quan, công bằng. ĐH Quốc gia Hà Nội đang kiến nghị Bộ GD&ĐT cho phép nhà trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực chung do trường tổ chức vào việc công nhận tốt nghiệp THPT.
HUY HÀ