Bộ trưởng Nội vụ nói về việc ông Đoàn Ngọc Hải từ chức

Bên hành lang Quốc hội chiều 5-6, Bộ trưởng Nội vụ Lê Vĩnh Tân đã trao đổi với báo chí xoay quanh vụ việc ông Đoàn Ngọc Hải có đơn từ chức sau khi được điều động sang vị trí công tác mới. 

Ông cho rằng việc phân công là do tổ chức còn người cán bộ đó cảm thấy khả năng, trình độ của mình như thế nào, có phù hợp hay không thì có quyền báo với tổ chức. Tuy nhiên, "Quyền quyết định là do tổ chức” – Bộ trưởng Tân nói.

.Phóng viênNgoài trường hợp ông Đoàn Ngọc Hải, mới đây cũng có trường hợp Phó giám đốc Sở Tư pháp Hậu Giang từ chối quyết định phân công về làm ở Hội Chữ thập đỏ? Ông có nhìn nhận gì về hiện tượng này?

+ Bộ trưởng Bộ nội vụ Lê Vĩnh Tân: Điều này là do cấp quản lý cán bộ quyết định, còn nguyện vọng của các cán bộ này sẽ được cấp có thẩm quyền xem xét. Khả năng anh Hải thấy chưa hợp chuyên môn với việc này, chưa làm công việc này ngày nào hết nên có thể không hoàn thành nhiệm vụ nên muốn tổ chức chọn người khác có thể hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn.

Nếu thấy khả năng mình không hoàn thành thì họ từ chối. Còn đề bạt, phân công là quyền của tổ chức họ sẽ đánh giá xem xét.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân

ý kiến cho rằng việc phân công công việc mới đối với ông Hải là để ngồi chờ bước xử lý tiếp theo vì có thể liên quan đến vi phạm nào đó. Ông thấy sao?

+ Không, trường hợp nếu có sai phạm thì lại khác. Việc phân công cán bộ là quyền của các cơ quan quản lý phân công cán bộ sao cho phù hợp. Cán bộ có nguyện vọng xin chuyển vị trí khác hoặc không làm vị trí đó. Nhưng quyền quyết định là cơ quan quản lý cán bộ căn cứ vào yêu cầu, năng lực, trình độ và yêu cầu thực tế của công việc.

Tôi nghĩ trước tiên là cán bộ phải chấp hành quyết định của tổ chức còn vấn đề khiếu nại, tâm tư, nguyện vọng như thế nào thì tổ chức sẽ xem xét. Quan trọng là cán bộ, đảng viên phải chấp hành quyết định của tổ chức.

Vậy trường hợp ông Hải xin không giữ chức vụ vừa được phân công và ông Phó giám đốc Sở Tư pháp Hậu Giang từ chối nhận quyết định phân công thì sẽ được các cơ quan làm công tác cán bộ xử lý ra sao, thưa ông?

Phân công việc cho cán bộ là thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý cán bộ, phân công dựa theo vị trí việc làm. Còn anh ấy có nguyện vọng, xin chuyển hay gì đó thì là phần cá nhân. Nhưng quyền quyết định cuối cùng vẫn là do cơ quan quản lý cán bộ người ta làm, dựa vào năng lực, sở trường, trình độ và yêu cầu công tác của cơ quan. Vậy nên tôi nghĩ giờ anh Hải phải chấp hành phân công của tổ chức đã, sau đó có nguyện vọng thế nào thì trình bày lại. Nhưng nguyên tắc quan trọng là cán bộ Đảng viên phải chấp hành sự phân công công tác của cơ quan, tổ chức.

. Giờ có những trường hợp cán bộ được phân công, nhận nhiệm vụ như thế xong rồi lại từ chức luôn thì xử lý thế nào? Có kỷ luật được không thưa ông?

Không thực hiện nhiệm vụ được phân công thì xử lý theo quy định của Đảng, nhà nước. Không chấp hành quyết định thì nhất định phải được xem xét xử lý rồi. Vì quy định của Đảng, nhà nước thế rồi... Nhưng đương nhiên cơ quan sử dụng cán bộ phải xét đế nguyện vọng của người ta nữa. Còn việc của cán bộ là phải chấp hành việc Đảng, nhà nước phân công.

.Xin cảm ơn Bộ trưởng.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy