Ai được hỏi nguồn tin báo chí?

Tuy nhiên, khi “có yêu cầu của viện trưởng VKSND hoặc chánh án TAND cấp tỉnh trở lên cần thiết cho việc điều tra, xét xử tội phạm nghiêm trọng” thì báo chí phải khai ra nguồn tin.

Dẫn đề tại hội thảo về đánh giá Luật Báo chí, Cục trưởng Cục Báo chí Hoàng Hữu Lượng cho biết văn bản này được soạn thảo và thông qua năm 1999, đến nay đã bộc lộ nhiều hạn chế, chưa quy nạp được nhiều vấn đề mới phát sinh. Đại diện báo Pháp Luật TP.HCM phân tích, đối với hoạt động tư pháp, từ năm 2001 đến nay đã có những quan điểm cải cách đột phá nêu trong Nghị quyết 08, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị. Theo đó, trung tâm của hoạt động tố tụng đã chuyển từ hoạt động điều tra sang xét xử và tòa án trở thành trung tâm của tố tụng.

Do đó việc sử dụng chữ “điều tra” và trao quyền cho viện trưởng VKSND trong thực tiễn đã dẫn tới hiện tượng một số cơ quan công an yêu cầu báo chí khai báo nguồn tin. Sự tham gia của công an (một cơ quan thuộc khối hành pháp) trong nhiều trường hợp khiến các nhà báo và những người cung cấp thông tin cho báo chí “chùn tay”, đặc biệt là trong việc khui ra các vụ tham nhũng liên quan đến quan chức ở khối hành pháp.

Theo Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, những bản dự án Luật Báo chí sửa đổi trước đây đã “rất tiến bộ” khi chỉ trao quyền này cho chánh án TAND nhưng do “một số ý kiến” nên đã phải đưa ra. Tuy nhiên, quan điểm của Bộ Thông tin và Truyền thông cho rằng đây là yếu tố mấu chốt cho hoạt động báo chí để tránh hiện tượng lạm dụng quyền lực không cần thiết nên Bộ sẽ kiên trì bảo vệ.

Trong lịch sử báo chí, người cung cấp tin là “ân nhân” của báo chí, nuôi sống nghề báo. “Cực chẳng đã” thì tòa báo mới phải khai báo nguồn tin, song việc khai báo này cần tuân thủ quy trình chặt chẽ, như quy trình tố tụng hình sự để vừa đảm bảo “cuộc điều tra công khai” diễn ra tại phiên tòa có hiệu quả, vừa đảm bảo cho nghề báo hoạt động lành mạnh.

PHAN MAI

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm