Kêu gọi “bất tuân dân sự” là trái pháp luật

Ông Quảng Độ kêu gọi: Trong tháng 5, “nông dân không ra đồng, công nhân không đến xưởng, thương gia, tiểu thương không đến chợ, sinh viên, học sinh không đến trường”. Ông còn “kêu gọi đồng bào hải ngoại hưởng ứng bằng việc không về du lịch và không gửi tiền về Việt Nam trong suốt tháng 5-2009”.

Ở thời buổi hiện nay, hơn ai hết ông Quảng Độ phải biết lời hiệu triệu của mình chẳng lay động được ai. Nhưng ông vẫn cố khua chiêng gióng trống để làm gì?

Trước hết, ông làm vậy không ngoài mục đích đánh bóng tên tuổi, “quảng cáo” hình ảnh cá nhân vì mưu đồ riêng.

Thế nhưng “chẳng khác gì gậy ông đập lưng ông”. Thực tế, qua vụ này cho thấy uy tín cá nhân của ông Quảng Độ tệ hại đến mức nào. Ông kêu gọi học sinh không đến trường giữa mùa thi. Giả sử có ai đó nghe ông thì tương lai của họ và việc thi cử học hành sẽ ra sao? Đồng ruộng bỏ hoang một tháng, công nhân không đến xưởng, thương gia không đến chợ... Sự đói nghèo và bất ổn sau đó lại tiếp tục tạo thành cái cớ để ông châm chích chính quyền và cho mình là đại nghĩa?

Giờ này, không hiểu ông Quảng Độ nghĩ gì khi mà lời kêu gọi ồn ào ấy chẳng được ai nghe theo, làm theo, ngoại trừ vài lời tán tụng trên Internet.

Xét về nghĩa vụ công dân, ông Quảng Độ đã đi ngược lại, xâm phạm lợi ích chung của xã hội. Không một đất nước nào, một chính thể nào chấp nhận một hành vi đi ngược với lợi ích cộng đồng, gây rối trị an, làm bất ổn đời sống xã hội. Là công dân, ông Quảng Độ có bổn phận tuân thủ và chấp hành luật pháp. Việc bãi thị, bãi khóa chắc chắn ảnh hưởng đến dân sinh, còn “tiếng vang” từ việc hưởng ứng (nếu có) thì ông Quảng Độ hưởng. Lời kêu gọi trên vì thế chỉ là hành vi đánh bóng bản thân mà không hề vì lợi ích của dân tộc hay đạo pháp.

Hành vi của ông Quảng Độ đã đi ngược với pháp luật. Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 2004 quy định “Không được lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân...”. Ông Quảng Độ đã làm ngược lại khi kêu gọi mọi người nghỉ việc ở nhà, trẻ em không đi học, đi ngược với nghĩa vụ công dân. Lời “kêu gọi” của ông thực sự là xúi giục người khác làm điều sai.

Xuyên suốt những gì ông Thích Quảng Độ làm, có thể thấy ông là người trước sau bất nhất. Năm 1995, khi bị xử lý về việc lợi dụng hoạt động cứu trợ để tuyên truyền chống nhà nước, ông đã viết một bản cam kết đầy sám hối rằng từ đây chỉ lo tu hành và làm điều thiện nhưng rồi ông làm ngược lại. Là người tu hành nhưng ông lại thích ồn ào và khoa trương.

Tất cả những gì ông làm thực chất đều bắt nguồn từ việc nhà nước không thừa nhận cái gọi là “Giáo hội Phật giáo Việt nam thống nhất”. Về sâu xa, chỉ vì ông muốn một “cái ghế” cho mình, khi không được thì hậm hực.

Đất nước thống nhất mấy mươi năm nhưng ông không mong muốn hòa hợp, cứ muốn tách mình ra khỏi dòng chảy chung chỉ vì những cuồng vọng.


Phản hồi của bạn đọc:

Họ tên: Nguyen Dinh Vu

Địa chỉ: Quận Tân Phú, TP. HCM

Điện thoại:

Email: dinhvu_nguyen@...

Nội dung:

Tôi hoan nghênh việc công khai đấu tranh trước những hành vi lợi dụng tôn giáo, dân tộc để gây rối. Việc này cần phải được phổ biến rộng rãi để nhận thức người dân được nâng lên, thể hiện được quan điểm của Đảng và của cả dân tộc. Tránh việc bàn tán đồn đãi sai sự thật. Tôi đề nghị tiếp tục viết và xoáy vào cái đức, cái tâm của Phật giáo và so sánh với những việc làm hèn hạ của những kẻ lợi dụng, hám danh lợi đội lốt nhà tu.

Họ tên: Việt

Địa chỉ: TP. HCM 

Điện thoại:

Email: nguyenvanviet1979@...

Nội dung:

Chẳng lẽ, thời buổi này mà còn có người nghe và làm theo vị sư này sao? Việc mình mình cứ làm. Còn chuyện khai thác bôxit, tôi chỉ có một lo lắng: Không nên cho người lạ leo lên mái nhà của mình.

NHẬT HÒA

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm