Phân định trách nhiệm trong quản lý an toàn thực phẩm

 Dự thảo xác định nguyên tắc, một đối tượng sản phẩm thực phẩm, cơ sở sản xuất kinh doanh chỉ chịu sự quản lý của một cơ quan quản lý nhà nước về ATTP (chủ yếu là ba bộ: Y tế, NN&PTNT, Công Thương).

Trường hợp các nhóm thực phẩm, sản phẩm thực phẩm có chứa nhiều thành phần mà các thành phần đó thuộc trách nhiệm quản lý của các bộ khác nhau thì trách nhiệm quản lý thuộc về bộ quản lý thành phần chính, hoặc thành phần quyết định đặc tính đặc trưng, tên gọi của sản phẩm. Đáng lưu ý, dự thảo quy định Bộ Y tế có trách nhiệm quản lý ATTP trong suốt quá trình sản xuất, sơ chế, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh đối với các sản phẩm thực phẩm không thuộc phạm vi quản lý nhà nước của các bộ quản lý ngành khác.

Cũng theo dự thảo, khi nhận được thông tin cảnh báo về sự cố ATTP ở nước ngoài, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành có liên quan tổ chức thực hiện các biện pháp ngăn chặn sự cố. Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, Bộ Y tế chịu trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc. Khi cần thiết, yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiến hành phối hợp điều tra nguyên nhân, kể cả việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm.

Dự thảo cũng quy định việc sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, hộ gia đình; kinh doanh thức ăn đường phố, bán hàng rong; kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn không thuộc diện phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP.

TTH

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm