Thủ tướng đặt 5 câu hỏi cho các bộ, ngành... về xuất khẩu

“Tại hội nghị hôm nay tôi đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương, đại diện các doanh nghiệp (DN) phải nhìn thẳng vào sự thật, nhìn thẳng vào các yếu kém trong công tác quản lý, xuất nhập khẩu của chúng ta để đề ra giải pháp tháo gỡ các nút thắt này” - Thủ tướng mở đầu hội nghị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt năm câu hỏi lớn về xuất khẩu đối với lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương và đại diện các doanh nghiệp xuất khẩu.

Theo Thủ tướng, mặc dù xuất khẩu của Việt Nam năm qua đã xác lập được những kỷ lục, dấu mốc ấn tượng nhưng vẫn đang và sẽ đối mặt với những thách thức lớn như thương mại toàn cầu có những bất ổn, trong đó có khả năng xảy ra chiến tranh thương mại; xu hướng bảo hộ nổi dậy, nhiều nước nâng tiêu chuẩn về mặt hàng nông sản, thủy sản; cạnh tranh ngày càng gay gắt; nhiều sản phẩm trong nước chất lượng chưa đồng đều, sản xuất chưa gắn với tiêu dùng; thủ tục xuất khẩu có tiến bộ nhưng hệ thống thực thi công vụ làm chưa tốt nhiệm vụ…

Trước những khó khăn, thách thức trên, Thủ tướng Chính phủ nêu ra năm câu hỏi lớn và đề nghị đại diện các DN, chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương đóng góp giải pháp, đề xuất. Những giải pháp, đề xuất này sẽ được Chính phủ đưa vào nghị quyết để chỉ đạo các đơn vị, địa phương thực hiện.

“Làm sao tăng giá trị gia tăng của sản phẩm trong nước, chứ không chỉ xuất khẩu thô nữa? Làm sao phải tháo gỡ được những nút thắt về xuất khẩu, vướng mắc về thủ tục? Làm sao để DN Việt Nam nhanh chóng nắm bắt được thông tin, chính sách pháp luật, cơ hội làm ăn ở thị trường nước ngoài? Làm sao tiếp tục phát triển thị trường xuất khẩu? Khâu yếu của xuất khẩu của Việt Nam là gì và bức tranh lớn về xuất khẩu Việt Nam tới đây sẽ được tiếp cận thế nào?...” - Thủ tướng nêu. 

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, năm 2017 là một năm đặc biệt thành công của xuất khẩu. Lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vượt mốc 200 tỉ USD. Tính chung cả năm, xuất khẩu đạt 214 tỉ USD, tăng 21,2% so với năm 2016, vượt xa chỉ tiêu Quốc hội và Chính phủ giao cho ngành công thương.

Năm 2017, Việt Nam có thêm bốn mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD, đưa số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD lên 29 mặt hàng; số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỉ USD là 20 và có tám mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 6 tỉ USD.

Nhóm hàng công nghiệp chế biến tiếp tục là động lực chính trong tăng trưởng xuất khẩu, nhiều mặt hàng đạt mức kim ngạch và tăng trưởng ấn tượng như điện thoại các loại và linh kiện (45,27 tỉ USD, tăng 31,9%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (25,9 tỉ USD, tăng 36,8%).

Nhóm hàng nông, thủy sản cũng có sự tăng trưởng tốt, đóng góp tám mặt hàng vào nhóm kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Trong đó, nhiều mặt hàng có tăng trưởng cao như thủy sản đạt 8,32 tỉ USD, tăng 18%; rau quả đạt 3,5 tỉ USD, tăng 42,5%; hạt điều đạt 3,52 tỉ USD, tăng 23,8%...

Công tác phát triển thị trường xuất khẩu đạt được những kết quả tích cực. Hàng hóa Việt Nam tiếp tục khai thác các thị trường truyền thống và mở rộng tìm kiếm, phát triển thêm nhiều thị trường mới. Cả năm 2017 có 28 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỉ USD, trong đó bảy thị trường đạt kim ngạch trên 5 tỉ USD, bốn thị trường trên 10 tỉ USD.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

Bản tin trưa 17-2: Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 1 người tử vong

(PLO)- Bị phản ứng vì chọc ghẹo cô gái, quay qua đập phá quán ở Tân Bình, TP.HCM; Thi thể nữ giới dạt vào bờ biển Ninh Thuận; Chìm thuyền trên sông Gianh, 3 người kịp bơi vào bờ, 1 người tử vong; Bộ GD&ĐT: Bỏ xét tuyển sớm, công bố quy chế tuyển sinh trong tháng này; Nhận định diễn biến giá vàng thế giới sau làn sóng chốt lời.

Đọc thêm

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

Áp lực cực cao là cơ hội cho những người xuất sắc

(PLO)- Mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025 và hai con số trong các năm tiếp theo mà Trung ương đã xác định là rất thách thức, đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và một cuộc cải cách sâu rộng về thể chế, chính sách; đột phá về cấu trúc kinh tế, hiệu lực, hiệu quả đầu tư...

Tăng trưởng 2 con số: 3 dư địa lớn

Tăng trưởng 2 con số: 3 dư địa lớnLENS

(PLO)- Chuyên gia cho rằng bên cạnh những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt thì cũng có hàng loạt thuận lợi để đạt được các mục tiêu chiến lược đã đề ra.