Thủ tướng: 'Quản lý vốn NN phải tránh việc sân trước, sân sau’

Ngày 30-9, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp ra mắt Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban).

Tại buổi lễ ra mắt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng đã công bố Nghị định số 131/2018 của Chính phủ, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban.

Theo đó, Ủy ban là cơ quan thuộc Chính phủ, được Chính phủ giao thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật.

Buổi lễ được Thủ tướng đến dự và phát biểu. Ảnh: Quochoi

Cũng theo nghị định, Chính phủ giao Ủy ban trực tiếp làm đại diện chủ sở hữu bảy tập đoàn và 12 công ty từ ngày 29-9.

Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Ủy ban nhanh chóng kiện toàn bộ máy theo tinh thần tinh gọn hiệu quả, xây dựng được mục tiêu, đánh giá hoạt động của từng bộ phận, cán bộ. Hoàn thiện công cụ quản lý các tập đoàn, tổng công ty được bàn giao. Nâng cao trách nhiệm giải trình của từng cấp của Ủy ban và của từng doanh nghiệp thuộc.

“Ủy ban cần phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ để quản lý các doanh nghiệp theo cuộc cách mạng 4.0, chỉ bằng cách đó Ủy ban mới tạo điều kiện cho tổng công ty, tập đoàn…” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cũng giao Ủy ban tăng cường công khai, minh bạch hoạt động của doanh nghiệp, tránh thất thoát. “Tôi nói với chủ tịch Ủy ban nhiều lần, phải tránh việc “sân trước, sân sau” gây thất thoát. Bởi hiện hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước là lớn nhưng thất thoát cũng không hề nhỏ…” - Thủ tướng nhận định.

Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, thời gian qua đơn vị đã nỗ lực triển khai đồng bộ nhiều công việc để đảm bảo sẵn sàng đưa Ủy ban đi vào hoạt động chính thức ngay khi nghị định trên được Chính phủ ban hành.

Người đứng đầu Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp cho biết sau lễ ra mắt đơn vị tiếp tục thúc đẩy sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp theo các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, công khai, minh bạch hoạt động kinh doanh, điều hành của các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp...

           2,3 triệu tỉ đồng đã về siêu Ủy ban

Tổng hợp báo cáo tài chính thời điểm 31-12-2017, giá trị sổ sách vốn chủ sở hữu nhà nước của 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về Ủy ban là trên 1 triệu tỉ đồng, tổng giá trị tài sản là hơn 2,3 triệu tỉ đồng.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới