Tiệc cưới văn minh: Đã đến lúc hạn chế bớt chuyện hát hò trong đám cưới

(PLO)- Nên chăng việc tổ chức hát hò, văn nghệ (có thể không thề thiếu trong các buổi tiệc cưới), nhà hàng cũng cần có các quy định riêng để có những tiệc cưới văn minh. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chị bạn đồng nghiệp cơ quan tôi tổ chức tiệc cưới cho con trai tại một nhà hàng chuyên tổ chức tiệc cưới sang trọng trên đường Đoàn Văn Bơ (quận 4).

Khách mời dự tiệc cưới của con trai chị, ngoài họ hàng, thông gia, bạn bè hai bên còn có rất nhiều đồng nghiệp đang làm việc ở cơ quan, đặc biệt là những đồng nghiệp khách mời đã nghỉ hưu hàng chục năm nay cũng đến để chung vui với gia đình chị trong buổi tiệc cưới vào những ngày cuối năm.

Ngoài việc đến dự tiệc và chung vui cùng gia đình chị, nhiều khách mời là đồng nghiệp của tôi đã nghỉ hưu nhiều năm còn xem buổi tiệc cưới của con trai chị đồng nghiệp là dịp để mọi người có thể gặp gỡ, hàn huyên, trò chuyện, sẽ chia và hỏi han với nhau về sức khỏe, tình hình cuộc sống hiện nay.

Thế nhưng điều đáng tiếc nuối, buổi tiệc bắt đầu chưa được bao lâu, cuộc tâm tình trò chuyện, hàn huyên và sẻ chia của những đồng nghiệp lớn tuổi lâu rồi mới gặp lại nhau chưa được bao lâu thì âm nhạc nổi lên, các tiết mục văn nghệ như thường thấy ở các nhà hàng tiệc cưới bắt đầu vang lên với dàn loa, âm thanh mở hết công suất.

tiệc cưới văn minh
Mô hình tiệc cưới văn minh của thanh niên huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình. Ảnh: TL

Có lẽ vì dàn âm thanh trong buổi tiệc cưới được nhà hàng mở quá to nên nhiều thực khách dự buổi tiệc cưới tối hôm đó thú thật là cảm giác rất khó chịu. Nhất là các khách mời là những đồng nghiệp lớn tuổi. Các cuộc tâm tình và hàn huyên giữa những đồng nghiệp lớn tuổi, tai hơi bị khó nghe lâu rồi mới có dịp gặp lại thường xuyên bị đứt quãng, gián đoạn mỗi khi âm thanh, âm nhạc hay tiếng hát của "ca sĩ" gào hú, vang lên. Đặc biệt, hỡi ôi, mỗi khi những "ca sĩ" là khách mời của hai họ lên đăng ký hát thì ôi thôi, tiếng hò hét, gào rú cộng với âm thanh, dàn loa được nhà hàng tiệc cưới mở "hết cỡ thợ mộc" khiến thực khách vô cùng khó chịu, thậm chí căng thẳng, nhất là những thực khách lớn tuổi.

Thú thật, đến giữa buổi tiệc cưới đã có nhiều đồng nghiệp của cơ quan tôi, trong đó có đồng nghiệp đã lớn tuổi đành phải xin phép ra về sớm, đành hẹn một ngày nào đó sẽ gặp nhau ở một nơi khác, không ồn ào để có thể trò chuyện, sẻ chia, tâm tình thêm...

Thường xuyên dự các buổi tiệc cưới của bạn bè, người thân và đồng nghiệp tại các nhà hàng tiệc cưới, tôi nghĩ, đã đến lúc việc tổ chức các buổi tiệc cưới ở những nhà hàng cần phải có tính chuyên nghiệp hơn, để buổi tiệc diễn ra trang trọng, ấm cúng và văn minh hơn.

Nên chăng việc tổ chức hát hò, văn nghệ (có thể không thề thiếu trong các buổi tiệc cưới), nhà hàng cũng cần có các quy định riêng. Chẳng hạn, đầu buổi tiệc có thể sử dụng nhạc không lời hoặc dàn nhạc có thể tấu nhữung bản nhạc dư dương, nhè nhẹ. Tiếp đó, các tiết nục văn nghệ dành cho thực khách đăng ký lên hát có thể nên bắt đầu giữa và gần về cuối buổi tiệc. Như vậy, khoảng thời gian trước đó, thực khách dự tiệc cưới có thể vừa ăn uống vừa tâm tình, trò chuyện với nhau về tình hình cuộc sống, thu nhập, việc làm, sức khỏe... mà không cảm thấy khó chịu bởi âm thanh quá to hoặc từ việc hát hò quá ồn.

Ngoài ra cũng cần nói thêm rằng, đối với khách dự tiệc cưới nếu có "máu văn nghệ", "máu" hát hò thì cũng nhất thiết và cần phải thể hiện tính văn minh hơn. Việc hát hò cũng chọn bài vừa phải, phù hợp mà không giành nhau "mic" trên sân khấu để trổ tài hò hét, gào rú... khiến nhiều người thực khách cảm giác rất khó chịu, nhất là đối với thực khách lớn tuổi. Thiễn nghĩ, đó cũng là cách, là sự tối thiểu của tính văn hóa, văn minh của người dự tiệc, để buổi tiệc cưới được diễn ra ấm cúng, lịch sự và văn mình hơn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm