Tìm thấy đại dương cổ trên sao Hỏa: Có người ngoài hành tinh?
Khối nước khổng lồ trải dài đến hơn 1/5 bề mặt của hành tinh này, tương ứng với Đại Tây Dương trên Trái Đất, và ở nhiều nơi sâu đến 1,6 kilomet. Những nhà nghiên cứu phát hiện rằng tổng cộng đại dương này chứa 20 triệu mét khối nước, hoặc hơn cả lượng nước ở Bắc Băng Dương,
Khối lượng nước này đủ để tạo ra một đại dương rộng lớn nhấn chìm toàn bộ bề mặt của sao Hỏa đến độ sâu 137m. Nhưng sao Hỏa có lẽ không bao giờ hoàn toàn bị chìm. Dựa vào địa hình sao Hỏa bây giờ, các nhà khoa học tin rằng khối lượng nước này được chứa trong một đại dương sâu hơn nhiều ở những đồng bằng ven biển ở phía Bắc, và nó đã bao phủ gần 1/5 bề mặt hành tinh. Trong khi đó, Đại Tây Dương chỉ chiếm khoảng 17% bề mặt Trái Đất.
Đại dương trên sao Hỏa trong ấn tượng của một họa sĩ (Ảnh: the guardian)
Geronimo Villanueva, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu, cho rằng “Việc có một đại dương bao phủ 20% hành tinh đã mở ra ý tưởng về khả năng sinh sống và phát triển của sự sống trên hành tinh này”.
Ngoài ra, khối nước khổng lồ này đã tồn tại trong hàng triệu năm. Nhưng sau thời gian, dưới tác động của khí hậu sao Hỏa cùng với áp suất giảm làm nước biển bốc hơi. Hành tinh cũng mất đi tính cách nhiệt. Không còn đủ ấm để giữ cho nước ở dạng lỏng, nước biển rút lại và cuối cùng bị đóng băng. Ngày nay, chỉ 13% nước biển còn sót lại ở đầu cực của sao Hỏa.
Nhà khoa học NASA Michael Mumma nói “Bây giờ chúng ta đã biết sao Hỏa có nước trong suốt một khoảng thời gian dài hơn chúng ta nghĩ trước đây.” NASA đã cho thấy rằng hành tinh Đỏ này đã có nước trong 1,5 tỉ năm, dài hơn khoảng thời gian để sự sống xuất hiện trên Trái Đất.
John Bridges, một nhà khoa học nghiên cứu về hành tinh ở trường ĐH Leicester, và cũng là nhà nghiên cứu của NASA, cho rằng chắc chắn ít nhất sao Hỏa là hành tinh có thể sinh sống trong quá khứ. Mặc dù liệu có người sinh sống ở đó không còn chưa rõ. Nhưng vẫn còn cơ hội. Có lẽ một thiên thạch mang theo sự sống đã rời khỏi Trái Đất và có thể đã đáp xuống mặt nước trên sao Hỏa.”
Cuộc tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa sẽ tăng tốc vào năm 2018 khi mà Cơ quan Vũ trụ Châu Âu gửi robot Exomars đến hành tinh Đỏ. Robot sẽ tìm những dấu vết hóa học của sự sống, có thể xuất phát từ những vi sinh vật sống sâu dưới mặt đất sao Hỏa.
Năm ngoái, NASA đã phát hiện khí metan trong khí quyển sao Hỏa. Sự phát hiện ngay lập tức tạo nên một dự đoán rằng khí metan đã được thải ra bởi những thực thể sống. Có lẽ là như vậy, nhưng tiếc thay, không có bằng chứng nào để chứng minh điều đó. Khí Metan vốn không cần bất kì sự sống nào mà vẫn có thể được sản xuất trên các hành tinh nhờ quá trình địa chất.
Charles Cockell, giáo sư ngành Sinh vật học tại trường ĐH Edinburgh, nói rằng “Nước càng tồn tại lâu trên hành tinh ở một địa điểm nhất đinh, đặc biệt nếu có sự chuyển tiếp địa chất, càng có khả năng nó sẽ cung cấp một môi trường sống trong một thời gian thích hợp cho sự sống hoặc sinh sôi hoặc nảy nở. Một đại dương hoàn toàn có thể thỏa mãn điều kiện này.” Ông cũng nói thêm “Tất nhiên có thể không có người sinh sống ở đó.”