Hiền huynh Trần Văn Khêngâm thơ tặng hiền muội Tôn Nữ Hỷ Khương năm 2010 tại Sài Gòn. Ảnh: Nguyễn Tý
Tình huynh...
GS Trần Văn Khê kể về cái duyên ngưỡng mộ cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị, thân sinh của hiền muội trong bài viết Câu hò trên sông Hương: “Năm 1951, tôi bắt đầu sưu tầm tài liệu để soạn luận án Tiến sĩ về âm nhạc, tôi gặp trong bảo tàng viện Guimet đĩa hát Beka số 20324 ghi lại câu hò mái nhì có hai giọng nữ cho câu kể câu xô, và tiếng đàn nhị mà tôi nhận ra là của giáo sư Nguyễn Hữu Ba. Đĩa hát đó không ghi rõ năm in, nhưng thuộc loại đĩa phát hành lối 1937-40. Trong đó có câu hò: Một vũng nước trong, mười dòng nước đục / Một trăm người tục, một chục người thanh. / Biết đâu gan ruột gởi mình, / Mua tơ theo lấy tượng Bình Nguyên Quân.Tôi rất thích thú học câu hò này.
... Từ đó, khi nói chuyện trên đài BBC (Anh quốc), trong chương trình tiếng Việt, hay có lúc đi giới thiệu nhạc Việt Nam trong 24 tổng nước Thụy Sĩ cho hội “Thanh niên yêu nhạc” và sau này trên 40 nước đã mời tôi thuyết trình về nhạc truyền thống Việt Nam, đi đâu tôi cũng hò câu:
Chiều chiều trước bến Văn Lâu /Ai ngồi, ai câu, ai sầu, ai thảm, /Ai thương, ai cảm, ai nhớ, ai trông? /Thuyền ai thấp thoáng bên sông, /Đưa câu mái đẩy chạnh lòng nước non!
Tôi đinh ninh đó là câu hát trong dân gian, như những câu hò cấy miền Nam, hò khoan Quảng Ngãi, hò giã gạo miền Trung, không ai biết tên người nào đã sáng tác ra những câu hò được truyền tụng như thế.
Vở tuồng Đông Lộ Địch (1936)của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị phỏng tác theo vở kịch Le Cid nổi tiếng của nhà bi kịch cổ điểnPháp -Pierre Corneille(1606-1684).Khi vở kịch này công diễn tại Đức và Pháp hai huynh muội Khê - Khương đã gặp nhau.
Mãi đến sau, khi gặp hiền muội Tôn Nữ Hỷ Khương, trong một câu chuyện, tình cờ Hỷ Khương cho tôi biết rằng câu hò đó do cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị sáng tác, tôi rất xúc động, vì một nhà thơ sáng tác một câu hò hay điệu hát mà dân gian chấp nhận không còn nhớ tên người đặt, tức là nội dung câu hò điệu hát đó phù hợp với cảm nghĩ, suy tư, hay hoài bão, nguyện vọng của dân chúng, nên đã đi thẳng, đi sâu vào lòng của dân chúng, lời lẽ bình dân, dễ nhớ, dễ truyền, và dân chúng đã chắt chiu gìn giữ, truyền tụng từ người này đến người khác, từ thế hệ trước đến thế hệ sau. Ít nhà thơ nào, trừ ra cụ Nguyễn Du với Truyện Kiều được dân chúng nhớ lời thơ mà quên tên tác giả như thế”.
Năm 1986 khi còn ở Pháp, GS Trần Văn Khê được nghe Hỷ Khương ngâm thơ, ông viết thơ gởi về chúc mừng hiền muội.
GS-TS Trần Văn Khê viết bài giới thiệu về thơ của hiền muộiĐọc thơTôn Nữ Hỷ Khương:“Từ xưa đến nay có muôn ngàn câu thơ lưu luyến qua bao thế hệ. Nhưng có những câu thơ mà cứ đọc lên ai cũng cảm thấy lòng mình rung động, xao xuyến, êm ái, nhẹ nhàng, nghe rồi nhớ mãi không quên, vì thơ đã đi thẳng, đi sâu vào lòng người. Đó là trường hợp của thơ Tôn Nữ Hỷ Khương.
Thơ Tôn Nữ Hỷ Khương đã nói lên được bằng vần điệu những tâm tư thầm kín của mọi người, cũng đã cho thấy rõ con người của tác giả, là luôn coi trọng chữTâm:
Sài Gòn tháng 8/2009”.
GS Trần Văn Khê cùng vợ chồng nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương, ông Trần Bá Thùy. Ảnh tư liệu
Những ngày giáo sư Trần Văn Khê nằm cấp cứu tại bệnh viện nhân dân Gia Định, nữ sĩ đến thăm nhưng bác sĩ cách ly nên bà không gặp được. Tiếp chúng tôi bà nhìn xa xăm hồi tưởng những ngày huynh muội còn tung tăng trên đất châu Âu, từ Đức sang Pháp.
Bà kể: “Tôi với anh Khê gọi nhau "huynh muội" đã mấy chục năm rồi, ước chừng nửa thế kỷ. Kỷ niệm vui buồn nhiều lắm, không kể ra hết được. Tôi phục anh vì anh đại giỏi, đa tài ngoài chơi các dụng cụ âm nhạc cổ truyền anh còn ngâm thơ xướng họa. Bất kể tôi ra mắt tập thơ hay tổ chức đêm thơ anh đều đến dự vừa đàn vừa ngâm. Hay anh giới thiệu âm nhạc ở đâu tôi đều đến chúc mừng anh. Tấm chân tình của anh tôi nhớ mãi”.
Tại buổi ra mắt tập thơ Khúc tri âm(2010) của hiền muội, Giáo sư Trần Văn Khê có mặt chia vui cùng nữ sĩ Hỷ Khương. Trước đây, Trần Văn Khê từng đánh đàn cho Hỷ Khương ngâm thơ. Nhưng nay, tay giáo sư bị đau khớp, vì thế, tại buổi giới thiệu sách, ông chỉ có thể ngâm nga để chúc mừng bà.
"Khen ai không những chỉ làm thơ, Cất giọng ngâm bình: khách ngẩn ngơ!/Khi vút cao thanh như sáo ngọc, /Lúc trầm êm mịn tợ dây tơ. /Mở đầu lưu luyến giọng tao đàn, /Nhẹ rót vào hồn tiếng thở than! /Đến lúc lời thơ sang lục bát, /Dịu dàng hơi chuyển giọng Hương Giang. /Băng từ lướt gió vượt trùng dương. /Đem đến lời ngâm của Hỷ Khương /Bát cú, thơ Đường, thơ lục bát,/Nghe đi nghe lại suốt canh trường. /Đêm khuya thưởng thức tiếng em ngâm, /Theo sát lời thơ giọng bỗng trầm. /Có đoạn ngân dài, khi đổ hột, /Dứt bài còn vọng mãi dư âm…”.
Tuy ngồi trên xe lăn nhưng hiền huynh Trần Văn Khê vẫn ngâm thơ tặng hiền muội Tôn Nữ Hỷ Khương tại buổi ra mắt tập thơ Khúc tri âm (2010). Ảnh: Nguyễn Tý
Huynh muội xướng ngâm
Năm 2012, GS Trần Văn Khê khai bút đầu năm gởi tặng hiền muội.
Trần Văn Khê (Nhâm Thìn, Nguyên đán, giờ Thìn23/01/2012)".
Hiền muội Tôn Nữ Hỷ Khương họa lại.
Thương mến họa vần thơNhâm Thìn Khai bút Tự thuậtCủa Trần Văn Khê Hiền Huynh
Tôn Nữ Hỷ Khương -Muội muội".
Nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khươngsinh trong gia đình dòng dõi hoàng thân nhà Nguyễn. Bà là con gái của nhà thơ Ưng Bình Thúc Giạ Thị. Cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị (1877-1961), tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Bình, cháu nội ông hoàng, nhà thơ Tuy Lý Vương Miên Trinh (con trai thứ 11 của vua Minh Mạng). Nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương nổi tiếng với bốn câu thơ được in rất nhiều trên lịch cả trong và ngoài nước: "Còn gặp nhau thì hãy cứ vui/ Cuộc đời như nước chảy mây trôi / Lợi danh như bóng mây chìm nổi/ Chỉ có tình thương để lại đời". Thi sĩ Vũ Hoàng Chương có hai câu thơ "Ngai vàng chót vót năm đời trước/Tiếng ngọc bâng khuâng một kiếp này". Ông chỉ nghe nữ sĩ ngâm thơ vào năm 1964 mà nhớ đến một vương triều và thi sĩ đã tính từ đời vua Minh Mạng đến Hỷ Khương là năm đời: Minh Mạng (1791-1841); Tuy Lý Vương (1820-1897); Tiểu Thảo Hồng Thiết (1848-1937); Ưng Bình Thúc Giạ Thị, (1877-1961) và Tôn Nữ Hỷ Khương (sinh năm 1937). Một dòng tộc làm thơ nổi tiếng đến năm đời quả là hiếm có trong lịch sử triều Nguyễn và lịch sử văn học Việt Nam. Ngay cả vua Tự Đức đã đánh giá: "Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường" (Tùng là Tùng Thiện Vương, anh ruột Tuy Lý Vương và là con thứ 10 của Minh Mạng; Tuy là Tuy Lý Vương - cố nội của nữ sĩ Hỷ Khương), nên nữ sĩ Tôn Nữ Hỷ Khương còn được gọi là quận chúa. |