TP.HCM cam kết cân đối, bố trí đủ vốn để thực hiện dự án Vành đai 3

Theo UBND TP.HCM, TP đã trình Thủ tướng Chính phủ về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.

Theo đó, khái toán tổng mức đầu tư của dự án là 75.777,000 tỉ đồng. UBND TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An đề xuất dự án đầu tư công, sử dụng nguồn vốn Ngân sách địa phương, có sự hỗ trợ của Ngân sách Trung ương.

Dự kiến nguồn vốn đầu tư như sau: Ngân sách Trung ương hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn TP.HCM và các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương; 100% tổng mức đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn tỉnh Long An (khoảng 39.990,060 tỉ đồng).

TP.HCM xin tăng tổng mức đầu tư công trung hạn 2021 – 2025 để làm Vành đai 3. Ảnh: ĐÀO TRANG.

Ngân sách địa phương tham gia thực hiện dự án như sau: TP.HCM có 50% tổng mức đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn TP (khoảng 24.380,460 tỉ đồng); Tỉnh Đồng Nai chiếm 50% tổng mức đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn tỉnh Đồng Nai (1.624,860 tỉ đồng); Tỉnh Bình Dương chiếm 50% tổng mức đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn tỉnh Bình Dương (khoảng 9.781,620 tỉ đồng).

UBND các tỉnh, TP cũng đã kiến nghị Chính phủ đồng ý, trình Quốc hội cho phép các địa phương rà soát lại kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 của các địa phương ưu tiên nguồn vốn để bố trí cho dự án. Đồng thời, chấp thuận việc tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương từ các nguồn vốn có thể huy động thêm trong giai đoạn 2021 - 2025 và phần dự kiến tăng thu của các tỉnh, TP.

Nguồn vốn trên có thể huy động từ các nguồn đấu giá quỹ đất dọc tuyến, các nguồn vốn hợp pháp khác khi thực hiện đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3.

Phương án phân bổ đối với phần vốn của TP có thể huy động thêm là 119.410,922 tỉ đồng. Trong phương án này, TP đã dự kiến sử dụng số vốn có thể huy động tăng thêm để triển khai đầu tư các dự án đầu tư mới, trọng điểm, cấp bách trong giai đoạn 2021 - 2025.

TP vẫn có khả năng cân đối thêm 119.410,922 tỉ đồng ngoài nguồn vốn Quốc hội đã thông qua. Tuy nhiên, phần vốn này chưa được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ thống nhất và chấp thuận giao bổ sung cho TP theo kiến nghị của UBND TP.

Do đó, TP có thể lập phương án bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 dựa trên mức vốn được Quốc hội thông qua là 142.557 tỉ đồng.

Như vậy, ngoài mức vốn được Thủ tướng Chính phủ giao, TP.HCM có khả năng có thể cân đối nguồn vốn chi đầu tư phát triển cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 là 261.967,923 tỉ đồng, cao hơn 119.410,922 tỉ đồng so với mức vốn thông báo của Thủ tướng Chính phủ (142.557 tỉ đồng)

Để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND TP.HCM và các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai đã cam kết thực hiện cân đối, bố trí đủ nguồn vốn từ Ngân sách địa phương để đầu tư hoàn thành dự án theo tiến độ đã đề ra sau khi Ngân sách Trung ương đã cân đối, bố trí vốn thực hiện dự án.

Do đó, UBND các tỉnh và TP.HCM thống nhất, kiến nghị Chính phủ đồng ý, trình Quốc hội cơ chế cho phép các địa phương rà soát lại kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 của các địa phương ưu tiên nguồn vốn để bố trí cho dự án Vành đai 3.

Đồng thời, chấp thuận việc tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương từ các nguồn vốn có thể huy động thêm trong giai đoạn 2021 – 2025. Bên cạnh đó là phần dự kiến tăng thu của các tỉnh, TP từ các nguồn đấu giá quỹ đất dọc tuyến, các nguồn vốn hợp pháp khác khi thực hiện đầu tư dự án.

Với dự kiến nguồn vốn từ Ngân sách TP để thực hiện dự án, UBND TP.HCM cam kết thực hiện cân đối, bố trí đủ vốn từ Ngân sách địa phương để đầu tư hoàn thành dự án vành đai 3 theo tiến độ đã đề ra sau khi Ngân sách Trung ương đã cân đối, bố trí vốn thực hiện dự án.

Đừng bỏ lỡ

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

Bản tin trưa 25-2: Nạn nhân vụ 'tu thành tiên' bán công ty và 3 căn nhà để mua đồ lừa đảo; Khởi tố bảo mẫu ở Long An

(PLO)- Vụ án đại gia Lê Thanh Thản lừa dối khách hàng: Cư dân không đồng tình với kết quả định giá; Lập trình viên bị bắt giữ, bị nhổ 14 chiếc răng và ép viết phần mềm đánh bạc; Nạn nhân vụ 'tu thành tiên': Bán công ty và 3 căn nhà để mua tượng, la bàn; Khởi tố bảo mẫu giữ trẻ tự phát ở Long An về tội hành hạ người khác; Truy tìm nam thanh niên cướp 10 kg thịt bò ở Long An.

Đọc thêm

EVNGENCO1 có tân Tổng giám đốc

EVNGENCO1 có tân Tổng giám đốc

(PLO)- Ngày 24-2, tại trụ sở Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ. Theo đó, ông Lê Hải Đăng - Phó Tổng giám đốc EVNGENCO1 đã được Đảng uỷ EVN chuẩn y tham gia Ban Thường vụ, giữ chức vụ Phó Bí thư Đảng uỷ EVNGENCO1 và được Hội đồng thành viên EVN bổ nhiệm giữ chức vụ Thành viên Hội đồng Thành viên, Tổng giám đốc EVNGENCO1.