Từ 0 giờ ngày 9-7, TP.HCM chính thức áp dụng Chỉ thị 16 của Chính phủ trong vòng 15 ngày. Tôi đọc báo thấy theo hướng dẫn thì người dân chỉ được ra ngoài khi thật sự cần thiết.
Vậy cho hỏi những trường hợp nào được gọi là trường hợp thật sự cần thiết được ra ngoài? Tôi đang làm việc tại một cơ sở sản xuất, chủ doanh nghiệp của tôi yêu cầu người lao động vẫn đi làm thì có đúng quy định không? Trên đường đi làm, nếu có lực lượng kiểm tra thì tôi làm sao để chứng minh tôi ra ngoài là thật sự cần thiết?
Liên quan đến vấn đề này, tại Công văn số 2601/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ thực hiện Chỉ thị 16 về phòng, chống dịch COVID-19 đã nêu các trường hợp được ra ngoài khi thật sự cần thiết.
Trên cơ sở đó, mới đây, khi TP.HCM áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16 kể từ 0 giờ ngày 9-7, UBND TP.HCM cũng đã có hướng dẫn rõ ràng về việc này. Cụ thể như sau:
Một số ít người dân đi lại trên đường Cộng Hòa, quận Tân Bình, TP.HCM sáng ngày 9-7-2021. Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Nhằm giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh trong cộng đồng, yêu cầu mọi người dân ở nhà, chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết:
- Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác.
- Các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh; thiên tai, hỏa hoạn, tang lễ...
- Đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang, cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở nêu tại Mục 4.
Các cơ sở nêu tại Mục 4 gồm:
+ Các cơ sở sản xuất, công trường, công trình giao thông, xây dựng;
+ Cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,...);
+ Ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm...), chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa, khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ...
Khi người lao động làm việc tại các cơ sở nêu trên thì người đứng đầu các cơ sở này phải chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch như: Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của cơ quan y tế; Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp.
Như vậy, ngoài những trường hợp được nêu ở trên thì người dân được yêu cầu phải ở nhà để đảm bảo phòng, chống dịch.
Trường hợp của anh Hoàng Dũng là đi làm việc tại cơ sở sản xuất, thuộc trường hợp thật sự cần thiết được ra ngoài. Để thuận tiện cho việc chứng minh mình thuộc trường hợp được ra khỏi nhà thì anh nên yêu cầu chủ doanh nghiệp cấp giấy xác nhận đi lại do yêu cầu công việc, phòng khi có lực lượng chức năng kiểm tra.
Khi ra khỏi nhà, người dân lưu ý phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m. Thủ tướng đồng ý cho TP.HCM áp dụng giãn cách theo Chỉ thị 16
(PLO)- Sau khi TP.HCM có đề nghị về việc áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đồng ý với đề nghị này, thực hiện từ 0 gờ ngày 9-7, trong 15 ngày.
(PLO)- Những thành tựu TP.HCM đạt được sau 50 năm vươn mình, bứt phá là sự kết tinh công sức, trí tuệ của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân qua các thời kỳ.
(PLO)- Đại diện Bộ Nội vụ cho hay đề xuất ban đầu của cơ quan này vẫn có mô hình thành phố, thị xã và xác định đây là một đơn vị hành chính cấp cơ sở sau sắp xếp.
(PLO)- Vào khoảng 20 giờ 40 phút ngày 28-4, màn trình diễn drone trên bầu trời TP.HCM bắt đầu trong sự hò reo của người dân và du khách. Trước đó, đông nghẹt người đã ngồi chật kín công viên bến Bạch Đằng và chen nhau trên đường Tôn Đức Thắng chờ cơ hội thưởng thức show công nghệ đặc biệt này.
(PLO)- Những chuyện bi hài xoay quanh việc phân định chó của ai, tình làng xóm bị chia rẽ,... vẫn luôn tiếp diễn nếu tình trạng nuôi chó thả rông không được quản lý, kiểm soát chặt chẽ.
(PLO)- Việc lực lượng chức năng nhanh chóng vào cuộc, điều tra xử lý các vụ việc bạo lực nơi công cộng xứng đáng nhận được sự hoan nghênh, vinh danh của cộng đồng xã hội.
(PLO)- Việc công an khởi tố vụ án đánh ghen tại Cần Thơ là lời cảnh tỉnh cho những chị em khác khi gặp tình huống tương tự cần chọn cách thức phản ứng đúng luật.
(PLO)- Cần kịp thời khen thưởng, biểu dương các cá nhân có hành động đẹp, can ngăn bạo lực, hỗ trợ người bị nạn; đồng thời xử lý mạnh tay đối với hành vi bạo lực nơi công cộng.
(PLO)- Bạn đọc rất ủng hộ quy định kiểm định khí thải xe máy để chống ô nhiễm môi trường, tuy nhiên cũng tỏ ra lo ngại vì sợ tình trạng ùn tắc ở cơ quan đăng kiểm.
(PLO)- Bạn đọc ủng hộ việc chi hỗ trợ người cung cấp thông tin phản ánh vi phạm giao thông, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục những vướng mắc có thể xảy ra khi thực hiện.
(PLO)- Bạn đọc cho rằng việc khởi tố chủ nuôi chó tội vô ý làm chết người như Công an huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã làm là đúng, là cần thiết để bảo vệ sự an toàn cho cộng đồng, đồng thời răn đe người khác.
(PLO)- Dù được xem là khu đô thị đại học nhưng cơ sở hạ tầng giao thông tại khu vực Đại học Quốc gia TP.HCM còn nhiều bất cập khiến sinh viên bức xúc khi mãi vẫn chưa thấy giải pháp khắc phục.
(PLO)- Trên một số tuyến đường, công viên, điểm du lịch của TP Vũng Tàu, một số nhà vệ sinh công cộng xuống cấp khiến du khách, người dân e ngại khi sử dụng.