TP.HCM sắp xếp 80 phường, cử tri đề nghị đặt tên phường mới theo chữ

(PLO)- Cử tri TP.HCM gợi ý khi thực hiện sắp xếp 80 phường không nên đặt tên phường theo số mà đặt theo chữ, vừa có yếu tố văn hóa vừa tránh khô khan, nhất là đặt theo các địa danh cũ đã in sâu vào tiềm thức con người hoặc theo tên vĩ nhân, danh nhân trong lịch sử...

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Ngày 28-6, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM tiếp tục tổ chức hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2030 liên quan đến sáu quận: 3,4,10, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận.

TP.HCM sắp xếp 80 phường, cử tri đề nghị đặt tên mới theo chữ-sap-xep-80-phuong-1.JPG
Ông Nguyễn Minh Hùng, quận Bình Thạnh, đề cập về việc đặt tên phường mới sau khi sắp xếp 80 phường. Ảnh: L.THOA

Tại hội nghị, ông Nguyễn Minh Hùng, quận Bình Thạnh, cho biết người dân có tâm lý lo lắng về vấn đề thay đổi thông tin hồ sơ cá nhân và các giấy tờ liên quan đến địa chỉ, pháp lý. Ông đề nghị TP nên có thông tin, lộ trình và hướng dẫn cụ thể cho người dân an tâm.

Theo ông Hùng, việc đặt tên cho phường mới sau khi sắp xếp 80 phường phải lưu ý về vị trí, lịch sử, văn hóa từng khu vực, tạo động lực tinh thần cho người dân.

“Có cử tri cho rằng không nên đặt tên phường theo số mà đặt theo chữ, vừa có yếu tố văn hóa vừa tránh khô khan. Chẳng hạn như theo địa danh cũ đã in sâu vào tiềm thức con người như Bà Chiểu, Gia Định… hoặc theo tên vĩ nhân, danh nhân trong lịch sử như Lê Văn Duyệt, Võ Nguyên Giáp…

Bà Đoàn Thị Thanh Xuân, quận 5, bày tỏ quan tâm đến tâm tư của đội ngũ cán bộ công chức sau khi sắp xếp.

Bà Xuân nhìn nhận hầu hết cán bộ, công chức sống bằng lương, nay thành “cán bộ dôi dư”, bản thân họ không biết sẽ đi đâu về về, có được sắp xếp vị trí mới không.

Bà đề nghị việc sắp xếp, bố trí cán bộ phải chọn được người có đức có tài, công tâm, khách quan. “Không nên cảm nhận, cảm tính mà đưa người quen, người thân vào, dù việc này đã được quy nhưng trong thực tế không tránh khỏi” – bà Xuân nói.

Luật sư (LS) Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM, đề nghị các cơ quan, đơn vị tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân trong chuyển đổi giấy tờ về nhà đất, hộ tịch... do có thay đổi từ việc sắp xếp đơn vị hành chính.

Theo dõi, nắm bắt tình hình của người dân và lắng nghe, giải quyết các khó khăn vướng mắc của người dân không phải thông qua khâu trung gian như tổ dân phố, tổ nhân dân như trước đây.

LS Hậu cũng đề nghị các địa phương cần chủ động xây dựng các group zalo, mạng xã hội để thông tin, tuyên truyền các chủ trương, chính sách đến với người dân.

sap-xep-80-phuong-2.JPG
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Hồng Thắm trao đổi lại các ý kiến về sắp xếp 80 phường. Ảnh: L.THOA

Trao đổi lại, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Hồng Thắm cho biết TP không công bố sớm phương án sắp xếp 80 phường vì phải gửi bộ, ngành Trung ương và mãi đến đầu tháng 4, Bộ Nội vụ mới cơ bản thống nhất với phương án này.

Về việc đặt tên phường sau khi sắp xếp, bà Thắm cho biết TP thực hiện theo quy định, hướng dẫn của Trung ương nhằm mục đích tránh gây nhiều xáo trộn, tạo thuận lợi, tiết kiệm.

Bà Thắm dẫn chứng nếu sáp nhập hai phường thì nên lấy tên của một trong hai phường để đặt tên. Như vậy sẽ chỉ có một phường phải thay đổi thông tin đơn vị hành chính. Trường hợp chọn một tên mới hoàn toàn như ba phường Rạch Ông, Hưng Phú, Xóm Củi ở quận 8 thì tất cả các phường đều phải thay đổi thông tin khi lấy tên mới.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm