TQ và chiến lược ‘loại trừ’ đối thủ

Bắc Kinh cũng có không ít các hoạt động mang tính đối trọng. Phải chăng đang có một cuộc chạy đua chiến lược giữa hai quốc gia?

+ TS Trương Minh Huy Vũ: Từ năm 2009 đến nay, “làn ranh đỏ” của Mỹ tại tranh chấp biển Đông là trật tự “đại dương mở”, lấy nguyên tắc tự do hàng hải làm nguyên tắc tối thượng. Làn ranh đỏ này nhiều lần bị TQ đe dọa vượt qua, điển hình là các vụ tàu Impeccable của Mỹ với tàu tuần tra TQ cách đảo Hải Nam 120 km, hay máy bay P-8 của Hoa Kỳ với một máy bay J-11 của hải quân TQ. Các vụ đụng độ khác với Việt Nam qua cắt cáp tàu Bình Minh, giàn khoan Hải Dương 981 hay với Philippines qua vụ bãi cạn Scarbourough là những chỉ dấu bổ sung quan trọng khác về mối thách thức từ chính sách biển Đông của TQ. Nói một cách ngắn gọn: Đối đầu với trật tự “đại dương mở” của Mỹ, TQ đang xây dựng một “trật tự loại trừ” trong tư thế một cường quốc đang lên.

. Xin ông có thể giải thích ngắn gọn là “trật tự loại trừ” bao gồm những đặc tính gì?

+ Đặc tính quan trọng nhất của một trật tự như vậy là tính loại trừ quyền tự do và hoạt động của các quốc gia trong không gian hàng hải chung của khu vực. Một trật tự như vậy không phải là một trật tự đóng theo nghĩa đen, mà sẽ “đóng mở” có lựa chọn theo một phương thức do TQ quyết định và điều phối. Đó là những gì đang diễn ra tại biển Đông trong thời điểm hiện nay.

.Như vậy trật tự này đang đe dọa lợi ích và đặt vị thế của Mỹ cũng như các nước liên quan trong thách thức?

+ Quá trình này đang diễn ra và chắc chắn không phải chỉ ảnh hưởng lợi ích của nước Mỹ. Gần đây, chúng ta đang chứng kiến một thế trận mới đang hình thành với sự san sẻ của nhiều nước khác nhau để cùng đảm bảo “tài sản công” của khu vực (mà các quốc gia đó chưa có mối quan hệ liên minh chính thức với nhau). Ấn Độ với chính sách hướng đông; Nhật Bản chính thức được đưa quân đội ra nước ngoài để thực hiện quyền “phòng vệ tập thể”. Úc cũng đang có ý định tuần tra trên không chung với Hoa Kỳ và các nước Đông Nam Á ở biển Đông, mặc dù chưa “mở lời” với Washington. Cũng không cần nói nhiều về một số quốc gia “tiền phương” trong mặt trận biển Đông như Philippines, Việt Nam hay Indonesia. Bản hiệp định “Đối tác chiến lược” giữa Việt Nam và Philippines sắp được ký kết cũng bao hàm những khả năng hợp tác để bảo vệ không gian hàng hải chung như vậy.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm