Trải nghiệm 10 ngày làm ‘hộ sinh’ cho rùa Côn Đảo

(PLO)- Mười ngày được trải nghiệm làm ‘hộ sinh’ cho rùa biển ở hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo là những ngày vất vả nhưng vô cùng ý nghĩa của tôi.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Video: Trải nghiệm 10 ngày làm ‘hộ sinh’ cho rùa Côn Đảo

Cách đây 6 năm, tôi tham gia hoạt động bảo tồn rùa biển ở Vườn quốc gia (VQG) Núi Chúa (Ninh Thuận). Được nhìn thấy rùa biển ngoài tự nhiên là một điều tuyệt vời đối với tôi. Năm nay có cơ hội, tôi quyết định đến VQG Côn Đảo để tham gia chương trình tình nguyện viên (TNV) bảo tồn rùa biển.

Lúc này, tôi đang theo dõi rùa mẹ đẻ trứng để lấy trứng trực tiếp.
Lúc này, tôi đang theo dõi rùa mẹ đẻ trứng để lấy trứng trực tiếp.

Theo tôi biết, từ tháng 4 đến tháng 8 là thời điểm rùa biển lên đẻ rất nhiều, một đêm có thể có 25 rùa mẹ lên bãi đẻ. Rùa lên đẻ cả đêm nên kiểm lâm tuần tra, cứu hộ phải túc trực xuyên suốt, công việc di dời trứng có phần vất vả hơn.

Ngoài ra, còn phải cảnh giác với các đối tượng rình rập săn bắt rùa biển và lấy trứng rùa. Do đó, tôi cùng các TNV muốn góp một chút sức để hỗ trợ các anh kiểm lâm.

Nhóm chúng tôi có 10 người tham gia, kết hợp ngẫu nhiên nhưng vô cùng hoàn hảo.
Nhóm chúng tôi có 10 người tham gia, kết hợp ngẫu nhiên nhưng vô cùng hoàn hảo.

Nhóm của tôi có 10 thành viên, mỗi người mỗi nơi, mỗi công việc nhưng cùng chung đam mê du lịch, yêu thiên nhiên và mong muốn góp sức bảo tồn rùa biển. Để hoàn thành chương trình, mỗi TNV luôn đề cao tinh thần đồng đội, đoàn kết, tính kiên nhẫn.

Chẳng hạn, trong nhóm có Uyển thể lực không phù hợp để di dời trứng nhưng bù lại nấu ăn cho nhóm rất ngon, Trang Lê với khả năng hội hoạ đã vẽ những bảng chỉ dẫn cho trạm kiểm lâm hay Trang Nguyễn có sở trường hướng dẫn du khách thả rùa con, còn Khương nhiệt tình chụp ảnh giúp mọi người ghi lại những khoảnh khắc… một đội kết hợp ngẫu nhiên nhưng vô cùng hoàn hảo.

Trong mười ngày từ ngày 20-6 đến 1-7, công việc chính của tôi và các TNV là di dời trứng rùa. Công việc đòi hỏi phải thức đêm canh rùa đẻ, đưa trứng rùa về hồ ấp. Thời gian làm việc không cố định, có khi bắt đầu lúc 7 giờ tối, có khi bắt đầu lúc 3 giờ sáng và thường sẽ thức xuyên đêm.

Tinh thần đồng đội của nhóm là một trong những điều kiện quan trọng để chúng tôi hoàn thành chương trình.
Tinh thần đồng đội của nhóm là một trong những điều kiện quan trọng để chúng tôi hoàn thành chương trình.

Khoảng 7 giờ tối, tôi cùng các TNV và kiểm lâm đi tuần tra bãi biển, thống kê số lượng rùa lên đẻ, đánh dấu những nơi rùa đẻ. Mỗi người sẽ theo dõi một rùa mẹ, quan sát đến khi rùa đẻ hơn 10 trứng là bắt đầu lấy trứng và di dời về hồ ấp.

Những ngày đầu tiếp cận rùa mẹ, tôi được các anh kiểm lâm hướng dẫn kỹ lưỡng phải giữ yên lặng, di chuyển nhẹ nhàng. Trong trường hợp cần ánh sáng thì sử dụng ánh sáng đỏ nhằm tránh ảnh hưởng đến rùa.

Nếu không kịp lấy trứng khi rùa đang đẻ thì chúng tôi phải dùng cọc đánh dấu vị trí tổ trứng, đợi rùa mẹ đẻ xong, lấp tổ về biển thì mình mới đào lên lấy trứng. Cách này sẽ phải chờ nhiều thời gian hơn. Đôi khi khó xác định vị trí chính xác của ổ vì rùa mẹ đã lấp và ngụy trang.

Sau khi lấy trứng xong chúng tôi sẽ mang về hồ ấp để tiến hành chôn trứng. Trứng rùa phải được di dời trong khoảng 6 giờ kể từ khi được rùa mẹ đẻ ra nên tôi và mọi người tranh thủ, chạy đua cùng thời gian.

Trong đợt này, cao điểm một đêm toàn đội di dời 28 tổ trứng, số lượng trứng nhiều nhất trong một tổ là 193 trứng. Sau khoảng 50 - 65 ngày, rùa con sẽ được nở ra tại hồ ấp, lúc này chúng tôi sẽ mang rùa con thả về với biển.

Sau một đêm mệt nhọc di dời trứng, sáng ra chúng tôi sẽ được thả rùa con về biển. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp cho loài rùa biển có thể tồn tại lâu dài và để cho thế hệ mai sau còn được nhìn thấy rùa trong tự nhiên.

Sau một đêm mệt nhọc di dời trứng, sáng ra chúng tôi sẽ được thả rùa con về biển. Chúng tôi hy vọng sẽ giúp cho loài rùa biển có thể tồn tại lâu dài và để cho thế hệ mai sau còn được nhìn thấy rùa trong tự nhiên.

Theo tôi, khó khăn nhất đối với một TNV không phải thiếu thốn vật chất hay không có nước sinh hoạt mà là tính chất công việc hoạt động từ đêm đến tận sáng nên đa phần các TNV đều thèm ngủ.

Mặc dù công việc vất vả nhưng đối với tôi vô cùng ý nghĩa. Có lần, trong lúc hỗ trợ rùa đẻ trứng tôi gặp một rùa mẹ bị mất một chân sau bên phải. Chỉ có một chân sau nên rùa mẹ phải cố gắng gấp đôi bình thường để đào lỗ đẻ trứng. Sau khi đẻ xong rùa mẹ không quên lấp tổ, xóa dấu vết để bảo vệ trứng.

Nhìn rùa mẹ về biển, tôi vừa cảm động vừa thán phục hành trình mà rùa mẹ đã trải qua. Tôi hy vọng mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường từ những việc làm nhỏ nhặt để góp phần bảo tồn rùa biển và giúp cho công việc của các anh kiểm lâm ở đây đỡ vất vả.

Với tôi, khi thấy một tổ rùa con nở tự nhiên trên bãi biển là một trải nghiệm đặc biệt. Từng chú rùa con cố ngoi lên khỏi miệng hang rộng khoảng ba đầu ngón tay. Chúng dùng hai chân trước bé tí cố kéo cả thân người lên mặt cát rồi nhanh chóng bò ra biển. Toàn thân rùa con, từ đầu đến đuôi bám đầy cát.

Nhìn những chú rùa bé nhỏ nhưng tràn đầy sức sống lao nhanh về biển lớn càng tiếp thêm động lực cho tôi, thêm yêu công việc này và vô cùng ngưỡng mộ các anh kiểm lâm.

10 ngày cũng giúp tôi hiểu thêm được công việc, trách nhiệm nặng trên vai của các anh kiểm lâm nơi đây. Qua đó giúp tôi thêm yêu công việc này và vô cùng ngưỡng mộ các anh kiểm lâm.

10 ngày cũng giúp tôi hiểu thêm được công việc, trách nhiệm nặng trên vai của các anh kiểm lâm nơi đây. Qua đó giúp tôi thêm yêu công việc này và vô cùng ngưỡng mộ các anh kiểm lâm.

Ở đây đội hình kiểm lâm ở đây khá hạn chế vỏn vẹn chỉ có bốn người, đảm nhiệm việc di dời trứng vào ban đêm, cẩn thận chăm sóc từng quả trứng, thả rùa con về biển,.. kết hợp phát triển du lịch, phục vụ du khách đến tham quan vào ban ngày.

Qua quan sát, tôi thấy các anh kiểm lâm có hai khả năng đặc biệt. Một là thức đêm, hai là có thể ngủ được ở bất cứ nơi nào dù là trên cát hay xung quanh có tiếng ồn lớn.

Ngoài hỗ trợ rùa mẹ đẻ trứng, thả rùa con về biển thì nhặt rác bãi biển đối với tôi cũng không kém phần thú vị và ý nghĩa.
Ngoài hỗ trợ rùa mẹ đẻ trứng, thả rùa con về biển thì nhặt rác bãi biển đối với tôi cũng không kém phần thú vị và ý nghĩa.

Sau khi rời đảo, điều tôi trăn trở nhất là làm sao tăng cường ý thức của mọi người về giảm thiểu rác thải, hạn chế ô nhiễm môi trường biển. Chỉ một việc làm nhỏ như bỏ rác đúng nơi, giảm sử dụng rác thải nhựa cũng góp phần bảo vệ rùa biển để thế hệ tương lai có thể nhìn thấy rùa biển trong tự nhiên chứ không phải chỉ trong sách vở, phim ảnh.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm