Dưới đây là một số thói quen ăn uống cần tránh để giảm tình trạng viêm nhiễm.
Ăn quá nhiều đường
Thói quen ăn thực phẩm chứa nhiều đường có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm gia tăng.
Một báo cáo được công bố trên Frontiers in Immunology Hoa Kỳ đã nhấn mạnh rằng chế độ ăn nhiều đường chế biến có thể góp phần gây ra các bệnh viêm nhiễm như viêm khớp dạng thấp, bệnh viêm ruột, bệnh vẩy nến và bệnh đa xơ cứng.
Không ăn đa dạng sản phẩm trái cây
Việc kết hợp đa dạng trái cây và rau quả vào chế độ ăn uống là một chiến lược mạnh mẽ để chống lại chứng viêm vì những nhóm thực phẩm này rất giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu viêm trong cơ thể.
Một báo cáo được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho biết, cùng với việc giảm các dấu hiệu viêm nhiễm, ăn đa dạng thực phẩm hơn có thể cải thiện các tế bào miễn dịch của bạn.
Bạn không ăn hải sản
Hải sản, đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá mòi… rất có lợi trong chế độ ăn chống viêm. Những loại cá này rất giàu axit béo omega-3, đặc biệt là EPA và DHA, đã được chứng minh là có đặc tính chống viêm mạnh mẽ.
Một điều quan trọng khác cần lưu ý là ăn cá hoặc hải sản chiên có thể có tác dụng ngược và khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, vì vậy tốt nhất bạn nên chọn nướng hoặc hấp.
Ăn quá nhiều đồ ăn nhanh
Thức ăn nhanh thường được chiên và chế biến nhiều nên dễ tăng tình trạng viêm vì vậy bạn nên hạn chế tiêu thụ để giảm viêm.
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell cho thấy rằng thói quen ăn nhiều đồ ăn nhanh sẽ gây ra phản ứng viêm và thậm chí có thể gây tổn hại cho hệ thống miễn dịch của bạn.
Tiêu thụ nhiều thịt chế biến hơn thịt tươi
Các loại thịt đã qua chế biến chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích chứa các sản phẩm glycat hóa một thành phần có thể gây viêm trong cơ thể.
Nấu ăn với bơ thực vật
Nhiều loại bơ thực vật có chứa chất béo chuyển hóa, được biết là gây viêm toàn thân. Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy chất béo chuyển hóa có mối liên hệ chặt chẽ với tình trạng viêm nhiễm ở cả phụ nữ tiền mãn kinh và hậu mãn kinh.
Ăn quá nhiều bánh mì trắng
Thường xuyên ăn carbohydrate đã qua chế biến như bánh mì trắng cũng có thể dẫn đến tình trạng viêm cơ thể.
Theo một nghiên cứu được tìm thấy trên tạp chí Mediators of Inflammation, carbohydrate đã qua chế biến và đường tinh luyện có thể làm tăng nguy cơ viêm toàn thân.
Khi ăn bánh mì trắng lượng đường bổ sung cao hơn, nó sẽ làm tăng lượng đường trong máu trong cơ thể. Khi cơ thể chúng ta hoạt động để xử lý các loại đường này, nó sẽ phản ứng với tình trạng viêm.
Ăn khuya
Nếu bạn ăn tối muộn hoặc ăn vặt trước khi đi ngủ có thể bị viêm nặng hơn. Một nghiên cứu được công bố trên PLOS One đã tìm thấy mối quan hệ giữa việc ăn khuya vào buổi tối và mức độ viêm nhiễm gia tăng.
Người ta cũng phát hiện ra rằng mức CRP (một dấu hiệu sinh học tự nhiên của chứng viêm và các bệnh mãn tính khác) của chúng ta tăng lên theo số lượng calo tiêu thụ sau 5 giờ chiều.
Ăn quá nhiều thịt đỏ
Tiêu thụ quá nhiều glycat hóa (AGE) có liên quan đến việc gây viêm trong cơ thể và một trong những nhóm thực phẩm có hàm lượng AGE cao nhất là thịt đỏ.
Thậm chí, mức độ AGE trong thực phẩm cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi phương pháp nấu ăn như nướng và chiên có liên quan đến việc tăng mức độ AGE. Nấu thịt, đặc biệt là thịt đỏ, bằng những phương pháp này có thể gây ra tác dụng gây viêm.