'Trùm mộ cổ' của Trung Quốc bị kết án tử hình

Theo Global Times, Yao đến từ Chifeng thuộc khu tự trị Nội Mông, là thủ lĩnh của băng nhóm lớn nhất trong 12 băng nhóm trộm mộ có tổ chức tại Trung Quốc. Các nhóm này tham gia các hoạt động trộm cắp tại các bãi mộ cổ ở vùng Niuheliang, thuộc tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc.

Theo China daily, khu di tích văn minh Hongshan ở tỉnh Liêu Ninh được phát hiện vào năm 1921. Khu vực này di tích lịch sử quan trọng của quốc gia và là ứng viên của Trung Quốc cho danh hiệu Di sản Văn hóa Thế giới UNESCO vào năm 2013. Khu vực này còn có một bàn thờ đá lớn được cho là đã 5.500 năm tuổi.

 Ông Yao đã bị kết án với các tội danh đào mộ, trộm cắp và buôn bán các cổ vật bị đánh cắp. ( Hình ảnh: Chinanews.com)

Rất nhiều trong số các di tích văn hóa bị cướp đã được bán cho các nhà sưu tập tư nhân ngay tại Trung Quốc hay ở cả nước ngoài. Nhưng một vài cổ vật theo báo cáo đã được đem về viện bảo tàng. Các vổ vật đã đi qua quá trình mua đi bán lại phức tạp, và thường là buôn bán trực tuyến để che giấu nguồn gốc.

Yao đã bị cáo buộc các tội danh đào mộ bất hợp pháp, trộm cắp và buôn bán các cổ vật bị đánh cắp. Băng đảng của ông có tổ chức cao, được cung cấp nguồn vốn, hay đi khám phá, cướp bóc và buôn bán các di tích lịch sử.

Đồng bọn đã khai nhận cách thức ông sử dụng các dụng cụ thiên văn và bản đồ cũ để tìm các di tích. Tuy nhiên, thói cờ bạc khiến cho việc kinh doanh của Yao không khấm khá nổi.

Cảnh sát đưa ra hiện vật cổ vật có niên đại từ 5.000 đến 6.000 năm tuổi. (Ảnh: Tân Hoa Xã)

Án tử hình cho "trùm mộ"

Cảnh sát đã bắt giữ 225 người và tịch thu tổng cộng 2.063 món đồ chế tác, hãng tin Tân Hoa Xã đưa tin. Ông bị kết án tử hình với thời gian chờ thi hành án tử là hai năm. Trong 225 người, có 22 thành viên lãnh án tù và ba người nhận án chung thân.

Hồi đầu tuần này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi chính phủ nên có sự cân bằng giữa việc bảo tồn các di tích văn hóa và việc đô thị hóa nhanh. Ông gọi các di tích văn hóa là  "một di sản quý báu từ thời tổ tiên của chúng ta" và nó đó có lợi cho  thế hệ tương lai sau này. Các nhà khảo cổ cho biết họ hy vọng sự trừng phạt nghiêm khắc sẽ là lời cảnh báo cho hiện tượng cướp mộ đang nở rộ ở Trung Quốc.

Ông Yao và đồng bọn tại phiên toà (Hình ảnh: Chinanews.com)

Nhà khảo cổ Ni Fangliu ở Nam Kinh cho biết những kẻ cướp mộ đang trở nên tinh vi, sử dụng kỹ năng khảo cổ học để xác định vị trí ngôi mộ. Các đạo chích trộm mộ có nhiều hiểu biết về nghi thức cổ,  sử tích địa phương, thuyết phong thủy. Ông cho biết các triều đại khác nhau tiến hành các tang lễ khác nhau. Theo ông, có khoảng 100.000 kẻ cướp mộ hoạt động tại Trung Quốc vào lúc này.

"Các băng nhóm cướp bóc đôi khi tận dụng tốt các công nghệ mới, chẳng hạn như các thiết bị nổ có định hướng. Chúng không quan tâm các ngôi mộ cổ có bị hư hỏng hay không, tất cả những gì chúng muốn là tim cổ vật để kiếm tiền"- ông Liu Yang, một luật sư Bắc Kinh, người chuyên đi thu thập di tích văn hóa nói với Global Times.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm