Số lượng này có thể đưa AIIB ngang tầm hoặc thậm chí vượt qua Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) do Nhật điều hành.
Hiện ADB có 67 thành viên, trong đó có 19 nước nằm ngoài khu vực châu Á Thái Bình Dương trong khi AIIB đã có 57 thành viên (không tính 20 nước đang chờ gia nhập).
"Điều này sẽ làm AIIB có nhiều hơn 70 thành viên. Tôi chắc chắn sẽ có nhiều nước quan tâm hơn", Jin nói.
Ông Jin Liqun từng là thứ trưởng tài chánh Trung Quốc, được các nước sáng lập bầu vào giám đốc điều hành của AIIB. AIIB được một số chuyên gia xem là đối thủ của Ngân hàng Thế giới và ADB.
Mỹ và Nhật Bản - nền kinh tế đứng đầu và đứng thứ ba thế giới - đã từ chối tham gia AIIB. Theo ông Jin, mặc dù họ là thành viên của ADB, nhưng cánh cửa AIIB sẵn sàng mở ra cho cả hai.
Lễ ký kết Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng châu Á (AIIB) ở Bắc Kinh vào 24-10-2014
Trong số 57 thành viên sáng lập AIIB, có 50 nước đã ký trong khi 7 thành viên còn lại sẽ ký vào cuối năm nay.
Ngân hàng AIIB sẽ được đặt trụ sở tại Bắc Kinh và sẽ có nguồn vốn lên đến 100 tỷ USD. Ngân hàng này dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm tới.
Trung Quốc sẽ là cổ đông lớn nhất với 30% tổng số vốn. Trong số các nước tham gia ngoài châu Á, Đức là cổ đông lớn nhất với 4,5%, tiếp đến là Pháp với 3,4% và Brazil với 3,2%.