Tuy không tiết lộ cụ thể 100 công ty này, truyền thông Trung Quốc (TQ) xác nhận danh sách trên bao gồm gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba và doanh nghiệp sản xuất ô tô Geely Automobile.
Động thái này được cho là một bước đi gây ảnh hưởng từ Bắc Kinh đến làng công nghệ tư nhân, nhằm kiểm soát thị trường của 100 công ty này cả trong lẫn ngoài nước một cách dễ dàng hơn.
Thông báo này khiến người dân TQ dấy lên lo ngại về việc vi phạm quyền riêng tư.
Tỉ phú Jack Ma, người đồng sáng lập Alibaba, tuyên bố rời công ty hồi đầu tháng 9-2019. ẢNH: TIME.COM
Bấy lâu nay, những tập đoàn công nghệ tư nhân tại TQ thường xuyên phải hứng chịu các cáo buộc thông đồng với chính phủ cả trong nước lẫn trên thế giới.
Luật pháp TQ từ lâu đã yêu cầu các công ty tư nhân (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) phải thiết lập các tổ chức đảng bên trong nội bộ doanh nghiệp.
Tờ South China Morning Post dẫn lời cựu Giám đốc Văn phòng Thống kê của TQ, ông Li Deshui, cho biết Washington đã yêu cầu TQ phải sửa đổi luật bản quyền công nghệ trong nước, thành lập văn phòng song phương thường trực để bàn luận về chính sách kinh tế nước này.
Do đó, bước đi này của Bắc Kinh có khả năng gây trở ngại rất lớn tới thỏa thuận kết thúc thương chiến giữa Mỹ và TQ.
Chính phủ Mỹ ra sức thuyết phục đồng minh của mình trong việc từ chối hợp tác và sử dụng mạng 5G của Huawei vì lo sợ việc tình báo Trung Quốc thu thập dữ liệu người dùng. ẢNH: REUTERS
Quốc hội Mỹ đang chuẩn bị thông qua một dự luật trị giá 1 tỉ USD nhằm hỗ trợ các nhà mạng viễn thông vừa và nhỏ gỡ bỏ các thiết bị Huawei ra khỏi mạng lưới.
Gã khổng lồ viễn thông của TQ Huawei bị liệt vào danh sách đen của Mỹ, gần như bị cấm kinh doanh ở thị trường này vì những cáo buộc tình báo cho quân đội TQ.
Trả lời báo chí về việc cán bộ nhà nước được cử tới làm việc tại tập đoàn, Alibaba khẳng định điều này sẽ không ảnh hưởng tới sự vận hành của hệ thống kinh doanh.
"Chúng tôi hiểu rằng sáng kiến này nhằm thúc đẩy môi trường kinh doanh tốt đẹp hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp ở Hàng Châu. Đại diện chính phủ sẽ đóng vai trò là cầu nối với khu vực tư nhân, không can thiệp vào sự vận hành của công ty" - trích đoạn thông báo của Alibaba.
Tập đoàn Geely hiện tại vẫn chưa đưa ra bình luận nào.