Các nghi phạm bị cáo buộc mua sữa bột trẻ em giá rẻ hoặc sữa bột “không dùng cho trẻ”, đóng gói vào lon và dán nhãn hiệu của các thương hiệu nổi tiếng. Sau đó chúng bán các sản phẩm tại bảy tỉnh, thành ở Trung Quốc, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao Trung Quốc cho biết.
Các nghi phạm bao gồm hai người đứng ra tổ chức, Chen và Tang, hai người khác được cho là đã sản xuất và đóng gói sữa bột giả và hai người cung cấp bột sữa kém chất lượng, theo Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc.
Viện kiểm sát nhân dân Thượng Hải vẫn đang điều tra vụ án và từ chối cung cấp thông tin chi tiết, chẳng hạn như các thương hiệu đã bị giả mạo.
Chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ sáu người sản xuất và bán sữa bột giả nhái theo thương hiệu phổ biến Similac của Mỹ (Hình: AFP)
Đây là vụ bê bối mới nhất liên quan đến an toàn thực phẩm ở Trung Quốc. Trong năm 2008, rất nhiều trẻ sơ sinh đã chết và hàng ngàn trẻ ngã bệnh vì sữa bột trẻ em nhiễm một hóa chất phụ gia. Chính vì thế, các bậc cha mẹ ở nước này không ngại tìm kiếm những thương hiệu sữa bột nước ngoài uy tín cho con mình.
Cũng trong ngày 5-4, Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm TP Thượng Hải cho biết đã theo dõi việc buôn bán sữa bột giả trên Internet và kêu gọi mọi người hãy cẩn thận khi mua sữa online.
Báo cáo truyền thông nhà nước cho biết nhóm tội phạm đã bán được hơn 17.000 lon, thu lại gần 2 triệu nhân dân tệ (309,000 USD). Chính quyền quốc gia khẳng định công thức sữa bột giả đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và không đe dọa đến sức khỏe trẻ nhỏ.
Tòa án Trung Quốc tháng trước bỏ tù 10 người ở phía đông tỉnh Chiết Giang vì tội bán thịt bò giả trong 15 năm. Nhóm tội phạm đã pha thêm hương liệu và chất tạo màu vào thịt heo để trông giống như thịt bò, Tân Hoa Xã cho biết.
Trung tâm thương mại Thượng Hải đã bắt giữ sáu nhân viên của công ty sản xuất lương thực của Mỹ OSI Group vì đóng gói thịt không đạt chuẩn và hết hạn để đem bán như sản phẩm mới.