Một năm, Lola Wang, một nhân viên tiếp thị 28 tuổi ở Thượng Hải, Trung Quốc chỉ dành ra hai kỳ nghỉ để về thăm bố mẹ của mình tại tỉnh Sơn Đông, một lần vào dịp Tết Nguyên đán và một lần khác vào kỳ nghỉ ngày Quốc khánh trong tháng 10.
Cô chia sẻ rằng vì là con một, cô cũng thấy nên về thăm bố mẹ thường xuyên hơn, nhưng do công việc của cô trong ngành công nghiệp tài chính nên cô phải làm việc rất vất vả, nhiều khi phải làm thêm giờ và thậm chí phải hy sinh cả thời gian rảnh của bản thân vì công việc.

Nhiều người già ở Trung Quốc bị con cái "bỏ quên" (Ảnh CNN)
Giá trị thay đổiMặc dù tôn trọng người lớn tuổi là đạo lý lâu đời trong xã hội Trung Quốc, tuy nhiên giá trị truyền thống như lòng hiếu thảo cũng đã mai một dần khi nước này ngày một hiện đại. Một quan chức nước này cho rằng các giá trị gia đình truyền thống đang bị xói mòn trong khi chính phủ đang cố gắng làm chậm quá trình này lại. Pháp luật Trung Quốc quy định rằng con cái không thể từ bỏ quyền thừa kế của mình nhằm ngăn chặn việc trốn tránh trách nhiệm chăm sóc cha mẹ của con cái; con cái có thể trả tiền trợ cấp hàng tháng cho cha mẹ của mình nếu họ từ chối việc chăm sóc. Pháp luật cũng cho phép người cao tuổi kiện con cái nhưng lại không quy định rõ quá trình này hay hình phạt mà con cái có thể phải chịu. Tuy nhiên các chuyên gia cũng cho rằng điều này cũng khó thực hiện vì pháp luật không quy định rõ thế nào là “thường xuyên” và cũng có rất ít người già đâm đơn kiện con cái mình.
Còn nhiều tranh cãiDư luận Trung Quốc cho rằng luật mới này cũng gây nên nhiều tranh cãi. Một số người chia sẻ luật mới đặt ra quá nhiều áp lực đối với những người làm việc, học tập xa nhà hoặc thoát ly để tìm kiếm những cơ hội khác. Ông Cheng Zhegang, 50 tuổi, có một người con duy nhất đang lấy bằng thạc sĩ tại Mỹ, cho rằng pháp luật đã "bóp méo mối quan hệ cha-con". Ông hy vọng con gái mình sẽ đến một thành phố lớn như Thượng Hải hay Bắc Kinh để làm việc sau khi tốt nghiệp và không quay trở lại thị trấn nhỏ nơi cô lớn lên. Ông chia sẻ không muốn con gái mình phải chịu gánh nặng cả về thể chất và tinh thần. Với ông sự nghiệp của con gái là điều quan trọng nhất khi ông đã dành rất nhiều thời gian và tiền bạc để đầu tư cho sự nghiệp học hành của con với mong muốn con gái được thành công.