Trước khi bị vỡ, đập Nova Kakhovka đã từng có những cảnh báo gì?

(PLO)- Trước khi bị cho nổ tung vào tháng 6, đập Nova Kakhovka đã có từng có những cảnh báo về nguy cơ con đập sẽ trở thành mục tiêu quân sự. 
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Vào đầu giờ ngày 6-6 (giờ địa phương) các cảnh quay bắt đầu xuất hiện cảnh nước tràn ra từ đập của nhà máy thủy điện Kakhovka ở miền nam Ukraine.

Bộ Tư lệnh tác chiến miền Nam Ukraine cho biết đập Nova Kakhovka của thủy điện Kakhovka đã bị lực lượng Nga cho nổ tung. Trong khi đó, Thị trưởng TP Nova Kakhovka do Nga bổ nhiệm cho biết phần trên của con đập đã bị phá hủy do pháo kích và việc phá hủy con đập là “hành động khủng bố nghiêm trọng”, theo tờ The Guardian.

Đập Nova Kakhovka bị vỡ ngày 6-6. Ảnh: REUTERS

Đập Nova Kakhovka bị vỡ ngày 6-6. Ảnh: REUTERS

Con đập đã từng bị đe dọa?

Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng nổ vào tháng 2-2022, đập Nova Kakhovka được coi là mục tiêu tiềm năng vì vị trí chiến lược quan trọng của nó cũng như những thiệt hại nếu con đập bị phá vỡ. Nga đã kiểm soát đập Nova Kakhovka kể từ tháng 2 năm ngoái.

Vào tháng 10, khi Ukraine đang trong quá trình giành lại phần lớn vùng Kherson do Nga kiểm soát, Tổng thống Ukraine - ông Volodymyr Zelensky đã kêu gọi phương Tây cảnh báo Moscow không được cho nổ tung con đập vì điều đó sẽ làm ngập lụt một khu vực rộng lớn ở miền nam Ukraine.

Vào thời điểm đó, ông tuyên bố rằng các lực lượng Nga đã đặt chất nổ bên trong con đập. Ông cho biết "việc phá hủy con đập đồng nghĩa với một thảm họa quy mô lớn" và so sánh hành động đó giống như việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Tình báo quân đội Ukraine cũng cảnh báo rằng “quy mô của thảm họa sinh thái sẽ vượt xa biên giới Ukraine và ảnh hưởng đến toàn bộ khu vực Biển Đen".

Sau khi phía Ukraine tái chiếm Kherson vào tháng 11, những hình ảnh về một số thiệt hại đáng kể của con đập đã xuất hiện. Nga cáo buộc Ukraine nã pháo vào con đập trong chiến dịch giành lại Kherson và đã lên kế hoạch phá hủy nó.

Quang cảnh ngập lụt ở Kherson. Ảnh: Libkos/AP

Quang cảnh ngập lụt ở Kherson. Ảnh: Libkos/AP

Điều gì đã xảy ra trước khi đập vỡ?

Vào tháng trước, cư dân ở một ngôi làng gần đập Nova Kakhovka đã báo cáo lũ lụt đang diễn ra và đổ lỗi cho việc kiểm soát con đập của lực lượng Nga.

Trao đổi với hãng Reuters, người dân địa phương cho biết mực nước bắt đầu dâng cao từ tháng 4, có thời điểm lên tới 30 cm/ngày và vẫn tiếp tục dâng cao kể từ đó.

Các quan chức Ukraine cho biết mực nước sông Dnipro dâng cao "khiến các khu định cư ở vùng Zaporizhzhia bị ngập lụt, có liên quan đến việc Nga chiếm đóng đập Nova Kakhovka". Tuy nhiên họ nói rằng họ không biết chính xác lực lượng Nga đang làm gì với con đập vì chính họ cũng không có quyền tiếp cận.

Tháng trước, một quan chức năng lượng của Nga cảnh báo con đập có nguy cơ bị tràn bởi mực nước cao kỷ lục.

Đập Nova Kakhovka. Ảnh: MAXAR

Đập Nova Kakhovka. Ảnh: MAXAR

Tầm quan trọng của đập Nova Kakhovka

Đập Nova Kakhovka cao 30 m và dài 3,2 km, bắc qua sông Dnipro của Ukraine và giữ lại một hồ chứa nước khổng lồ. Vị trí đập nằm cách thành phố Kherson khoảng 30 km về phía đông. Con đập được xây dựng vào năm 1956 và là một phần của nhà máy thủy điện Kakhovka.

Hồ chứa của đập Nova Kakhovka chứa khoảng 18 km khối nước. Việc phá hủy con đập sẽ gây ra những hậu quả đáng kể đối với các khu vực ở phía hạ nguồn như gây ngập lụt và làm trầm trọng thêm tình hình thiếu hụt nguồn điện, bao gồm Kherson - nơi mà lực lượng Ukraine tái chiếm vào cuối năm 2022.

Ngay sau khi con đập bị nổ tung lãnh đạo tỉnh Kherosn do Ukraine bổ nhiệm Oleksandr Prokudin đã kêu gọi người dân sơ tán khỏi khu vực và cảnh báo rằng nước sẽ dâng lên đến mức nguy hiểm trong 5 tiếng nữa.

Nước từ hồ chứa cung cấp cho bán đảo Crimea ở phía nam cũng như nhà máy hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu nằm ở phía bắc.

Đập Nova Kakhovka cũng giúp cung cấp năng lượng cho nhà máy thủy điện Kakhovka. Việc phá huỷ con đập làm tầm trọng thêm vấn đề năng lượng của Ukraine sau khi Nga tiến hành các đợt pháo kích vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này vào đầu năm nay.

Vụ vỡ đập cũng có khả năng phá hủy hệ thống kênh đào tưới tiêu cho phần lớn miền nam Ukraine, bao gồm bán đảo Crimea.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm