Cuốn sách đề cập đến bình đẳng giới đã được soi chiếu theo lăng kính thực trạng ở Việt Nam. Pháp luật TP. HCM đã có cuộc trò chuyện ngắn với bà xoay quanh vấn đề này.
+ Trong buổi tọa đàm về cuốn sách “Bí ẩn nữ tính”, bà nói rằng cuốn sách nói về Mỹ nhưng thực chất là nói về những vấn đề thế giới trong đó có Việt Nam. Bà có thể nói rõ hơn về điều này?
+ Tại sao, phụ nữ luôn mang cảm giác có lỗi khi không có nhiều thời gian chăm lo cho con nhiều hơn?
Cảm giác đó là kết quả của nhiều định kiến từ rất lâu đời, nó phản ánh một thực trạng bất bình đẳng giới. Mà thực trạng đó đông tây kim cổ đều có, ngay cả ở Mỹ.
+ Vậy người phụ nữ cần làm gì để giảm bớt cảm giác “tội lỗi” đó thưa bà?
Chỉ khi nào bất bình đẳng giới giảm dần thì người phụ nữ mới thoải mái phát triển công việc của mình, thoải mái hơn khi được làm mẹ làm vợ đàng hoàng.
Sự phải lựa chọn giữa gia đình và công việc là cách đặt vấn đề hoàn toàn sai. Nghĩa là sự thật không có sự ép buộc lựa chọn khắc nghiệt như thế. Ai cũng phải dung hòa giữa công việc và gia đình. Trước khi là mẹ là vợ, phụ nữ phải là chính mình.
+ Một hoa hậu đã nói điểm khác biệt của phụ nữ Việt Nam là đức hy sinh. Bà nghĩ sao?
Tôi cho đó là một nhận thức hoàn toàn sai lầm. Ở đâu phụ nữ cũng là con người, Việt Nam không phải là ngoại lệ. Chỉ khi nào sự hi sinh đó xuất phát từ sự khao khát, tự do, tự nguyện, khi người đó thực sự mong muốn hiểu rõ thì sự hi sinh đó là cao quý , còn khi sự hi sinh vì định kiến, do ép buộc, bị dọa…thì đó là tế thần.
+ Làm thế nào để giải quyết được vấn đề bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay?
Một mình người phụ nữ không thể giải quyết được vấn đề. Trước khi đợi xã hội giải quyết thì mỗi gia đình cần phải giải quyết trước. Gia đình nào giải quyết được vấn đề thì mới thực sự hạnh phúc.
Bí ẩn nữ tính xuất bản lần đầu tiên năm 1963, là cuốn sách kinh điển trong nghiên cứu văn hóa, xã hội, nghiên cứu giới và bình đẳng giới của nước Mỹ, được Thư viện Quốc hội Mỹ xếp vào danh mục Những cuốn sách định hình nước Mỹ giai đoạn 1950-2000. |