Từ việc công an Quảng Ngãi che mặt bị can, bạn đọc đề nghị bảo mật thông tin người thi hành công vụ

(PLO)- Bạn đọc cho rằng việc công an Quảng Ngãi che mặt bị can để bảo vệ dữ liệu cá nhân là đúng. Tuy nhiên, không riêng những bị can, chúng ta cũng cần có cơ chế phù hợp để bảo mật thông tin người thi hành công vụ. 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Mới đây, như PLO thông tin “Vì sao Công an Quảng Ngãi che mặt hình ảnh người đánh học sinh lớp 9?”, “Bắt tạm giam người đánh học sinh lớp 9 phải đi cấp cứu” liên quan đến vụ việc một học sinh lớp 9 bị phụ huynh của bạn đánh ở Quảng Ngãi, ông Phan Thượng Mỹ (44 tuổi) đã bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về tội cố ý gây thương tích.

Tuy nhiên, bạn đọc cũng cho rằng việc công an Quảng Ngãi che mặt bị can để nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân là đúng. Tuy nhiên, không riêng những bị can, không riêng những bị can, chúng ta cũng cần có cơ chế phù hợp để bảo mật thông tin người thi hành công vụ. Bởi vì đa số các lực lượng chức năng đều công khai thông tin khi làm nhiệm vụ.

Người thi hành công vụ cũng cần bảo mật thông tin

"Nhân văn. Cuộc sống có rất nhiều người hiền lành, tử tế... nhưng có những lúc họ bộc phát và phải trả giá cả cuộc đời còn lại. Có những hành vi không nghiêm trọng được quy định trong luật nhưng đưa hình ảnh bị can lên mạng giống như một bản án dành cho họ, gia đình họ... Bản án cả cuộc đời", bạn đọc Bach Khoa Telecom bày tỏ.

Bạn đọc Võ Thanh viết: "Theo quan điểm của tôi về việc che mặt, một người khi chưa bị tòa án kết tội thì xét về tư cách vẫn là công dân... Chỉ bị hạn chế một số quyền để phục vụ điều tra thôi. Nên che mặt là đúng, sự việc này tính chất là mâu thuẫn xã hội, không phải hành vi tệ nạn. Riêng đối tượng trộm cướp thì không che".

Tương tự bạn đọc Cảnh Ngô nêu quan điểm: "Qua bài viết này và những bài viết tương tự, cũng rất nhiều ý kiến cho rằng, việc làm mờ hình ảnh của đối tượng là cần thiết vì các cơ quan chức năng khi công bố hình ảnh của người khác là công bố nhân thân, danh tính họ lên xã hội, việc chia sẻ hình ảnh ấy nếu không được sự đồng ý của họ liệu có vi phạm quy định pháp luật không? Còn những chiến sĩ Công an bắt tội phạm thì không che mặt, thật bất công! Vấn đề này đề nghị các cơ quan chức năng, người có trách nhiệm xem xét...".

Bạn đọc Tuấn Sơn cũng đồng quan điểm: "Đối với người thi hành công vụ tôi thấy đăng ảnh với mặt không bị làm mờ, liệu có ảnh hưởng tới cá nhân họ không? Bởi lẽ người được giao nhiệm vụ là thực hiện công vụ nhà nước nhưng vì là công việc nhạy cảm, tiếp xúc đối tượng, thậm chí là tội phạm, với hình ảnh được công khai trên truyền thông, liệu họ có an toàn không? Khi mà có thể người thân của đối tượng hoặc là đối tượng sau này tính đến việc trả thù họ và người thân của họ? Có lẽ việc đăng hình ảnh của những người thi hành công vụ và người liên quan cần có cơ chế đảm bảo, tránh xảy ra những điều đáng tiếc".

công an Quảng Ngãi che mặt bị can
Ông Phan Thượng Mỹ - Người đánh học sinh lớp 9 nhập viện cấp cứu bị bắt tạm giam. Hình ảnh cung cấp cho báo chí, công an Quảng Ngãi che mặt bị can. Ảnh: CA

Cần kiềm chế cảm xúc trong bất kỳ hoàn cảnh nào

Bạn đọc Thảo Thương nêu: "Thiết nghĩ phụ huynh tác động vật lý là sai. Kèm theo đó, kỷ luật trong trường học hiện nay có quá nhẹ?. Ví dụ như: Bạo lực học đường, đánh nhau,...nhà trường chỉ bắt làm bản cam kết, kiểm điểm là xong. Bàn về phụ huynh, biết rằng người cha, người mẹ nào cũng nóng lòng khi nghe tin con bị bạo hành, giả dụ bạn cũng rơi vào trường hợp này thì cũng có thể như họ mà thôi. Chúng ta nên biết kiềm nén cảm xúc, để không dẫn đến hành vi sai pháp luật".

"Đánh bạn học trước mặt con mình, liệu đứa trẻ trên sẽ nghĩ gì về ba mình? Liệu đứa trẻ này có học lại thói bạo lực của ba mình?. Biết sự nóng giận là bản năng của mỗi người, trong hoàn cảnh trên chúng ta cũng có thể rơi vào trường hợp của vị phụ huynh trên. Cần học cách kiềm chế sự nóng giận để không trở thành sự ân hận" - bạn đọc Tuấn Trần bình luận.

Bạn đọc Lý Tuấn viết: "Vấn đề tôi thấy niềm tin giữa gia đình và nhà trường đang dần mất kết nối. Các trường học nên tăng cường nhiều môn học thiên về con người xã hội và tăng thời lượng giảng dạy kỹ năng sống để học sinh và phụ huynh cùng tham gia, cùng nhau hiểu rõ hơn về môi trường tập thể. Đồng thời, cần có một chuyên viên tâm lý ngay tại trường học để xử lý tình huống kịp thời".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm