Uống một lượng bia vừa phải có lợi cho sức khỏe.
Khi uống bia một lượng vừa phải giúp giảm nhẹ áp lực, cải thiện tiêu hóa hiệu quả. Ngoài ra, bia chứa hàm lượng natri và axit nucleic thấp hơn rượu. Sự hấp thu natri và axit nucleic của rượu có thể làm tăng lượng máu cung cấp cho não, mở rộng động mạch vành và đẩy nhanh quá trình trao đổi chất.
Mặc dù bia có lợi, có thể cải thiện sức khỏe cơ thể của con người. Tuy nhiên, nó không có nghĩa là chúng ta nên uống nhiều bia. Nếu chúng ta uống quá nhiều bia, quá nhiều rượu, cơ thể của chúng ta có thể làm tăng gánh nặng cho gan, làm tổn thương các mô gan và làm giảm các chức năng của cơ tim, có thể gây suy tim.
Theo nghiên cứu, uống rượu quá mức có thể gây ra viêm dạ dày, loét dạ dày, bệnh tim, gan nhiễm mỡ và xơ cứng động mạch. Chúng ta có thể gặp rắc rối bởi các triệu chứng như đau và ợ chua...
Ngoài ra canxi, axit oxalic và nucleotide chứa trong chiết xuất từ mạch nha có thể tác dụng với nhau để làm tăng hàm lượng acid uric trong cơ thể con người gây ảnh hưởng đến thận và nguy cơ bị bệnh gút. Vì vậy, chúng ta nên kiểm soát chặt chẽ lượng bia uống trong cuộc sống hàng ngày. Các chuyên gia khuyên chúng ta uống bia ít hơn 300 ml mỗi lần và ít hơn 500 ml một ngày.
Các chuyên gia khuyến cáo, chúng ta không nên uống bia quá lạnh. Nhiệt độ uống tốt nhất nên là 12 đến 15 độ C. Nhiều người nghĩ rằng bia lạnh có hiệu quả trong việc làm dịu cơn khát của họ. Trong thực tế, không có bằng chứng khoa học để chứng minh những tác dụng của bia lạnh. Các chuyên gia cho rằng màu sắc, hương vị và chất dinh dưỡng bia để quá lạnh sẽ bị phá hủy. Hơn nữa, uống bia lạnh quá sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, làm giảm nhiệt độ của niêm mạc dạ dày và gây ra đau bụng, khó tiêu và thậm chí lạnh bụng.
Người béo không nên uống bia tươi, vì bia tươi là là loại bia phải thông qua màng lọc thanh trùng để tẩy trừ vi khuẩn và tạp chất, sau đó đóng vào bình không vi khuẩn. Ở trong nhiệt độ từ 5-10 độ C, các loại thành phần dinh dưỡng và các mùi vị ở trong bia tươi cũng ổn định nhất. Loại bia này giữ lại được các enzyme hoạt động, chứa các axit amin và protein hòa tan phong phú hơn, do đó bia tươi được dùng phổ biến hơn. Tuy nhiên, người béo không nên uống bia tươi. Theo các chuyên gia tư vấn, bia tươi có chứa nấm men có thể tồn tại trong cơ thể người, có thể thúc đẩy sự tiết dịch dạ dày trong cơ thể người, tăng cường sự thèm ăn của một người. Những người béo uống bia tươi dễ hấp thu chất béo hơn so với bia nấu chín và do vậy khiến người béo có xu hướng béo phì trầm trọng hơn.
Điều đặc biệt quan trọng đó là không phải tất cả mọi người có thể uống bia. Những người đang bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày, bệnh gan không nên uống bia. Lý do là bởi vì dạ dày yếu và chức năng đường ruột trong cơ thể của bệnh nhân này không thể giải quyết rượu trong thời gian này và ngộ độc rượu có thể được gây ra làm tổn thương các tế bào gan và làm trầm trọng thêm bệnh. Phụ nữ mang thai cũng nên tránh xa bia để giữ cho thai nhi khỏe mạnh.
Theo Phạm Minh/VnMedia