Vì sao ông Trầm Bê bị bắt?

Ngày 1-8, C46 Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam bốn tháng đối với ông Trầm Bê (58 tuổi), nguyên là Phó chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng Sacombank để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ông Trầm Bê bị khởi tố, bắt giam

Theo C46, ông Trầm Bê và ông Phan Huy Khang bị khởi tố, bắt tạm giam để phục vụ điều tra do liên quan đến vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam - VNCB), nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh - gọi tắt Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm xảy ra tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). 

Theo cơ quan điều tra, ông Trầm Bê đã tiếp tay cho Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc gửi tiền sang Sacombank bảo lãnh và trả nợ thay cho 6 công ty do ông Danh thành lập trên hồ sơ vay vốn tại Sacombank, gây thiệt hại cho VNCB 1.836  tỉ đồng.

Cụ thể, để có tiền trả nợ nhiều khoản, ông Danh cùng 4 thành viên khác trong ngân hàng đã lập Biên bản họp Hội đồng quản trị (HĐQT) VNCB. Sau đó ông Danh ban hành Nghị quyết (số 15/2013/NQ-HĐQT) về việc thống nhất đồng ý chủ trương dùng số tiền gửi trên thị trường liên ngân hàng của VNCB làm tài sản đảm bảo bảo cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng.

Với bản nghị quyết trên, ngày 19-4-2013 ông Danh cùng Phan Thành Mai, Nguyễn Quốc Viễn (Thành viên của VNCB) đến Sacombank liên hệ vay tiền. Ông Trầm Bê (lúc này là Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Chủ tịch Hội đồng tín dụng) biết ông Danh không thể tự vay tiền tại VNCB nên đã đồng ý cho ông Danh vay 1.800 tỷ đồng với tài sản đảm bảo tại VNCB.

Để thực hiện việc cho vay, ông Trầm Bê đưa ông Danh sang gặp ông Phan Huy Khang (Tổng giám đốc Sacombank) và chỉ đạo ông Khang cho ông Danh vay tiền. Phía ông Danh đem 6 hồ sơ công ty do ông Danh thành lập khống để mang sang Sacombank để thế chấp.

Cụ thể Công ty TNHH MTV TMDV Nhất Nhất Vinh vay 250 tỉ đồng, Công ty TNHH MTV XD và KD nhà Quốc Thắng vay 350 tỉ đồng, Công ty TNHH MTV XD – ĐT – PT Địa ốc Bảo Gia vay 340 tỉ đồng, Công ty TNHH MTV XD&KD Nhà Đại Long vay 310 tỉ đồng, Công ty TNHH MTV TMDVXD Hương Việt vay 300 tỉ đồng và Công ty TNHH MTV TMDV Thành Thành Công vay 250 tỉ đồng.

Tuy nhiên, theo kết luận điều tra, các công ty này không hề phát sinh giao dịch kể từ thời điểm thành lập cho đến lúc làm hồ sơ vay.

Phía Sacombank dưới sự chỉ đạo của ông Trầm Bê đã hoàn tất mọi thủ tục. Chỉ trong vài ngày ông Danh gặp ông Bê, ngày 26-4-2013 toàn bộ khoản vay 1.800 tỷ đồng đều được chuyển vào tài khoản của ông Danh tại ngân hàng ACB Chi nhánh Phú Thọ.

Vụ việc cho vay bằng tài sản ảo chỉ bị lộ khi ông Danh bị bắt vì các sai phạm lên đến hàng ngàn tỉ đồng. 

Liên quan đến hành vi của Phạm Công Danh, ngày 24-1-2017, TAND Cấp cao tại TP.HCM phạt bị cáo này 30 năm tù về tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng; cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. Tòa cũng tuyên phạt các bị cáo khác nguyên là tổng Giám đốc, thành viên HĐQT…với các mức án khác nhau.
Tòa quyết định khởi tố vụ án cố ý làm trái quy định Nhà nước liên quan hành vi của Phạm Thị Trang và khởi tố vi phạm quy dịnh cho vay của nhóm HĐ Tín dụng; kiến nghị cơ quan điều tra Bộ Công an thực hiện khởi tố vụ án để xem xét trách nhiệm của nhiều người khác.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bình Dương có thêm một thành phố

Bình Dương có thêm một thành phố

(PLO)- Với quyết nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bình Dương chính thức có năm TP là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Tân Uyên và TP Bến Cát.

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

Vĩnh Long: Điều động, luân chuyển nhiều cán bộ

(PLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Long đã công bố quyết định bổ nhiệm, luân chuyển nhiều cán bộ, trong đó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Long Hồ giữ chức Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy