Vì sao thực phẩm đóng hộp lại dễ gây ngộ độc thực phẩm?

(PLO)- Thực phẩm đóng hộp nếu không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị nhiễm vi khuẩn clostridium botulinum và sinh độc tố botulinum.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đóng hộp là cách thức giúp bảo quản thực phẩm được lâu và an toàn. Tuy nhiên thực phẩm đóng hộp cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc như nhiễm độc tố botulinum.

Nếu quá trình sản xuất chế biến thực phẩm đóng hộp không đảm bảo sẽ dễ gây nhiễm khuẩn. Ảnh: Shutterstock

Nếu quá trình sản xuất chế biến thực phẩm đóng hộp không đảm bảo sẽ dễ gây nhiễm khuẩn. Ảnh: Shutterstock

Theo Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, ở môi trường kỵ khí (môi trường thiếu không khí trong hộp, chai, lọ, can, lon, bao, túi…) với điều kiện vệ sinh như sản xuất và bên trong thực phẩm không đảm bảo an toàn vi khuẩn clostridium botulinum sẽ sản sinh ra độc tố botulinum. Do đó các sản phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản lên men, đóng hộp đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum và sinh độc tố botulinum.

Thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết, trước đây thịt hộp là sản phẩm dễ có nguy cơ nhiễm độc tố botulinum. Đặc biệt là các sản phẩm sản xuất thủ công, tại gia đình, kinh doanh nhỏ lẻ, không được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng.

Tuy nhiên các vụ ngộ độc cho thấy tất cả các loại thực phẩm từ rau, củ, quả, thịt, hải sản… đều có khả năng nhiễm độc tố, khi được sản xuất để lẫn bào tử vi khuẩn, đóng gói kín không đảm bảo đủ điều kiện ngăn chặn vi khuẩn phát triển theo quy định (ví dụ độ chua, độ mặn). .

Ngộ độc do độc tố botulinum là ngộ độc nặng, nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe. Người bệnh bị ngộ độc do độc tố botulinum có biểu hiện buồn nôn, nôn, chướng bụng, đau bụng, liệt theo trình tự liệt bắt đầu từ vùng đầu mặt cổ lan xuống hai tay, sau đó tới hai chân, liệt các cơ hô hấp; liệt nặng có thể gây suy hô hấp là nguyên nhân gây tử vong.

Chính vì thế, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm túc ăn chín, uống chín. Khi nấu chín thực phẩm, độc tố botulinum (không may có trong thực phẩm) sẽ được phá hủy.

Người dân chỉ sử dụng các sản phẩm thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tuyệt đối không sử dụng các sản phẩm đóng hộp đã hết hạn sử dụng, bị phồng, bẹp, biến dạng, hoen gỉ, không còn nguyên vẹn hoặc có mùi vị, màu sắc thay đổi khác thường.

Thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường (ví dụ đáng lẽ chua nhưng lại không chua).

Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm theo các cách khác nhau trong hộp, chai, lọ, hộp... và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá.

Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống như dưa muối, măng, cà muối... bạn cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm