Sổ tay

Vì sao VAR bị gọi là “đồ thổ tả”?

VAR tại World Cup và Euro không bị phản ứng nhiều nhưng vì sao ở vòng loại cuối World Cup 2022 tại châu Á thì đang gặp nhiều phản ứng?

Trọng tài người Jordan và VAR trong trận Oman - Việt Nam. Ảnh: AFGC

Không chỉ Việt Nam mà ngay cả UAE mới đây cũng chỉ trích rất nặng nề về công nghệ này. Đúng hơn là chỉ trích yếu tố con người trong phương pháp sử dụng VAR mà vừa qua, hơn ai hết cả giới chuyên môn lẫn người hâm mộ Việt Nam rất khó chịu.

Xét hai tình huống phạm lỗi của Tấn Tài và Duy Mạnh trong trận gặp Oman dẫn đến hai quả phạt đền là đúng nhưng việc trọng tài soi đi, soi lại VAR tình huống bàn thắng của Tiến Linh hết pha lấy bóng của Tấn Tài lại chuyển sang tình huống trước đó Công Phượng có việt vị không thì đúng là thật phản cảm. Đó là chưa kể tình huống Quang Hải qua người bị hậu vệ Oman cản ngã trong khu vực 16,50 m hay bàn thua từ quả phạt góc mà trước đó cả Hoàng Đức lẫn Quế Ngọc Hải đều bị xô đẩy phạm lỗi trước khi thành bàn. Hai tình huống đấy VAR như bị “tê liệt” và đấy là yếu tố con người ảnh hưởng vào công cụ hỗ trợ.

Ngay cả đội UAE trong trận gặp Iraq trên sân nhà cũng bị các vấn đề liên quan của VAR cướp đi một chiến thắng mà HLV Bert Van Marwijk thẳng thắn chỉ trích VAR là “đồ thổ tả”.

Không khó để nhận ra nhiều tổ VAR ở các trận vòng loại khu vực châu Á không đồng bộ và dễ có cảm giác VAR chỉ đạo cả trọng tài chính dù theo luật thì trọng tài chính là người đưa ra quyết định cuối cùng.

“VAR châu Á” đang có vẻ như quá lạm quyền và làm mất đi ý nghĩa, giá trị của VAR là hỗ trợ trọng tài.

VAR có nhiều kẽ hở để trọng tài thiếu minh bạch, khác hẳn với VS trong futsal mà World Cup futsal vừa qua nhiều người được chứng kiến. Nếu VS trong futsal đội bóng cảm thấy mình thua thiệt có quyền đề nghị và bắt buộc trọng tài phải xem lại tình huống thì VAR trong trận Oman - Việt Nam cho thấy trọng tài thích soi thì soi, còn không thì bỏ.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới