Câu chuyện của Nam Em cho đến lúc này

(PLO)- Nam Em hiện là cái tên đang "gây bão" trên các thanh công cụ tìm kiếm sau hàng loạt livestream với những câu chuyện và phát ngôn khiến dự luận bức xúc.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sau khi Sở TT&TT TP.HCM vào cuộc điều tra vụ Nam Em livestream gây ồn ào mạng xã hội, rất nhiều khán giả và người dùng mạng xã hội quan tâm đến từ khóa “Nam Em”, đồng thời thắc mắc về quá khứ cũng như lý do tại sao Nam Em lại có những hành vi gây ồn ào.

Hoa Khôi Đồng bằng sông Cửu Long 2015

Trước khi “gây bão” trên nền tảng MXH Tiktok, Nam Em được khán giả biết đến là Hoa khôi sau khi đăng quang cuộc thi “Hoa khôi Đồng bằng sông Cửu Long 2015” và trở thành đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Trái đất 2016 cán đích ở vị trí Top 8 chung cuộc, về sau là trong vai trò ca sĩ.

Nam Em thi hoa hậu Trái Đất.jpg
Nam Em đại diện Việt Nam tham dự Hoa hậu Trái đất 2016

Vào năm 2018, khi tham gia chương trình “7 nụ cười xuân”, người đẹp vướng lùm xùm tình cảm với một nam nghệ sĩ. Trong một buổi trả lời phỏng vấn, Nam Em đã chia sẻ dùng thuốc điều trị trầm cảm trong thời gian dài điều trị tâm lý, phải dừng hoạt động showbiz một khoảng thời gian.

Vì sao nên nỗi?

Giai đoạn 2019 - 2022, Nam Em trở lại, tập trung ca hát, với giọng hát cảm xúc và ngọt ngào, cô để lại ấn tượng tốt với khán giả.

Đỉnh điểm của sự chú ý lần này là việc Nam Em livestream bênh vực Hiền Hồ, khi nữ ca sĩ bị cư dân mạng chỉ trích có phát ngôn thô lỗ và đào lại quá khứ.

Sau đó, người đẹp Tiền Giang thường xuyên livestream với những phát ngôn gây tranh cãi, như: “Thử khui hết showbiz đi, có người nào không cặp đại gia tôi đi bằng đầu. Ai cũng cặp đại gia hết, chẳng qua là không bị khui thôi…”

Nam Em livestream.png
Nam Em trong một phiên livestream

Trong phiên livestream gần đây, Nam Em đã có buổi trò chuyện với ca sĩ Duy Mạnh, dù được đàn anh đưa ra nhiều lời khuyên, nhưng cô không lắng nghe. Sau 8 năm hoạt động nghệ thuật, Nam Em khẳng định cô không cần đến môi trường showbiz. Phát ngôn này lại khiến cộng đồng mạng bức xúc.

Đáp trả phản hồi tiêu cực của người dùng mạng, Nam Em đã nhắc tên một nhân vật lịch sử trong livestream như là cách để bảo vệ cho hành vi và lời nói của mình.

Tối 21-2, sau khi biết thông tin Sở TT&TT TP.HCM vào cuộc xử lý, trên một livestream khác Hoa khôi Nam Em chia sẻ: “Đợi 1-3 rồi tính tiếp, chứ giờ tạm thời thua đi. Ngày xưa ông bà đánh trận cũng có những lúc đình chiến, có những lúc phất cờ…tạm thời thua nhưng tương lai sắp tới thì chưa biết…”.

Nam Em mới đây.jpg
Hình ảnh Nam Em đăng tải trên trang cá nhân ngày ngày 26-1

Dẫu vậy, đến trưa 22-2, Hoa Khôi Nam Em bất ngờ đăng tải lời xin lỗi trên trang facebook cá nhân vì đã nhắc đến một nhân vật lịch sử trong livestream, không đủ bình tĩnh khi ứng xử với khán giả, có những lời nói thiếu suy nghĩ làm ảnh hưởng tiêu cực đến mạng xã hội. Cô tự nhận không hoàn thành tốt việc học tập và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.

Liên quan đến việc Hoa khôi Nam Em livestream gây ồn ào mạng xã hội trong những ngày qua, cũng trong ngày 22-2, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TP.HCM, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM (TT&TT) Nguyễn Ngọc Hồi cho biết sẽ kiên quyết xử lý những trường hợp lợi dụng mạng xã hội thu hút người theo dõi, dư luận về phía mình bằng những hành vi vi phạm pháp luật.

"Không gian mạng là ảo nhưng hậu quả là thật. Do vậy mỗi người chúng ta cần ứng xử trên không gian mạng cho đúng quy định pháp luật"- ông Hồi nhấn mạnh.

Nhìn lại những phát ngôn của Nam Em, ngoài việc đề cập cụ thể tên của một lãnh tụ nước nhà, phần lớn Nam Em sử dụng cách nói chung chung không chỉ đích danh ai nhưng cũng khiến người dùng mạng xã hội tỏ thái độ khó chịu vì ra sức "đoán già đoán non" tên của một số nghệ sĩ khiến cho nghệ sĩ đó bị ảnh hưởng danh tiếng, cho nên vấn đề văn hóa mạng lại được đặt ra.

Nam Em.jpg
Mặc dù Nam Em sử dụng cách nói chung chung không chỉ đích danh ai nhưng cũng khiến người dùng mạng xã hội tỏ thái độ khó chịu

Tại hội nghị tổng kết của ngành VH-TT&DL mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đề cập: “Chúng ta phải xây dựng văn hóa mạng cho trong sạch, lành mạnh, phát triển bền vững”.

Thực tế, câu chuyện xây dựng một văn hóa mạng lành mạnh vẫn chưa thật sự thấm sâu vào hoạt động sáng tạo nội dung nên thực trạng "nội dung bẩn" vẫn tiếp tục diễn ra

Để văn hóa mạng thật sự lành mạnh, cần nhấn mạnh hơn nữa vào "sự điều chỉnh của mỗi cá nhân", tức nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cá nhân người dùng MXH để văn hóa mạng thật sự trở nên lành mạnh, trong sạch

Về khía cạnh pháp luật, khi được hỏi giải pháp nào để văn hóa mạng thật sự lành mạnh, luật sư Ngô Quí Linh (Đoàn luật sư TP.HCM) cho biết:

"Hiện nay các chế tài hành chính và hình sự theo tôi là tương đối đủ để xử lý các hành vi vi phạm và răn đe người dùng MXH khi họ có vi phạm. Tuy nhiên, nếu bổ sung thêm được chế tài cấm sử dụng MXH trong một thời gian nhất định sau khi có hành vi vi phạm sẽ có ý nghĩa răn đe giáo dục hơn nhiều.

Ngoài ra với những hành vi tái phạm, hoặc có những hành vi vi phạm khác thì có thể bổ sung thêm các mức phạt gấp nhiều lần so với mức phạt vi phạm lần đầu, thì tôi tin người sử dụng MXH sẽ e dè hơn trong việc tiếp nhận và đăng tải thông tin".

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm