Lịch sử nhân quyền của người Việt qua nghiên cứu của TS-LS Phan Đăng Thanh và LS Trương Thị Hòa

(PLO)- Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu nhận xét, cuốn Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long như một bài bào chữa Bộ luật Gia Long trước tòa án lịch sử dân tộc.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Sáng nay (19-8), tạp chí Xưa và Nay đã tổ chức tọa đàm trao đổi về cuốn sách Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long, của hai tác giả: TS - Luật sư (LS) Phan Đăng Thanh và LS Trương Thị Hòa.

Video: Ra mắt sách “Nhân quyền của người Việt từ bộ luật Hồng Đức đến bộ luật Gia Long”

Buổi tọa đàm có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, pháp luật. Đặc biệt là sự xuất hiện của hai nhà nghiên cứu sử học Nguyễn Đình Đầu và Nguyễn Đình Tư, khi cả hai ông đều đã hơn 100 tuổi.

Tạp chí Xưa và Nay đã tổ chức tọa đàm trao đổi về cuốn sách Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long. Ảnh: DI LINH

Tạp chí Xưa và Nay đã tổ chức tọa đàm trao đổi về cuốn sách Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long. Ảnh: DI LINH

Phát biểu tại tọa đàm, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu cho biết, ông được TS-LS Phan Đăng Thanh và LS Trương Thị Hòa mời viết lời giới thiệu đầu sách.

Ông đã phải thảo luận với hai tác giả rất chi tiết về nhiều nội dung từ lý luận đến thực tế. Ông nói tuy lời giới thiệu của ông ngắn (khoảng 2 trang sách – PV), thế nhưng đã bao hàm nhiều nội dung chính của cuốn sách.

Cụ thể, khi viết lời giới thiệu sách, nhà sử học Nguyễn Đình Đầu cho biết lâu nay nhiều nhà nghiên cứu thường nhận định Bộ luật Gia Long chỉ là công trình sao chép luật nhà Mãn Thanh, đồng thời Bộ luật Gia Long đã xóa bỏ tất cả những định chế tiến bộ mang tính dân tộc của Bộ luật Hồng Đức.

Thế nhưng, trong cuốn sách này, tác giả phân tích, dẫn chứng từng điều luật, điều lệ cụ thể… để chứng minh, Bộ luật Gia Long không những kế thừa giá trị nhân quyền của Bộ luật Hồng Đức mà còn phát triển một số nhân quyền truyền thống ở trình độ cao hơn.

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu chia sẻ về cuốn sách. Ảnh: DI LINH

Nhà sử học Nguyễn Đình Đầu chia sẻ về cuốn sách. Ảnh: DI LINH

Chia sẻ về cuốn sách mới phát hành, TS-LS Phan Đăng Thanh cho biết, khi cuốn Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long được xuất bản, ông cảm thấy như đã "hoàn thành sứ mệnh" của mình, là kết quả của quá trình tích lũy 30 năm lao động.

Ông cũng nhắc đến bản dịch Bộ luật Gia Long tiếng Việt đầu tiên tại Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Q Thắng và Nguyễn Văn Tài. Ông khẳng định nội dung bản dịch "là một sự đánh giá mới, có phần táo bạo, vì nó hoàn toàn trái ngược với sự đánh giá chung của những nhà nghiên cứu lịch sử và pháp chế sử trước đây”.

TS-LS Phan Đăng Thanh và LS Trương Thị Hòa trao đổi về nội dung cuốn sách. Ảnh: DI LINH

TS-LS Phan Đăng Thanh và LS Trương Thị Hòa trao đổi về nội dung cuốn sách. Ảnh: DI LINH

Nói thêm, LS Trương Thị Hòa cho biết, vợ chồng bà rất trân trọng những ý kiến mà hai tác giả Nguyễn Q Thắng và Nguyễn Văn Tài đã khởi xướng thông qua bản dịch từ năm 1994. Đó là một công trình mở đường cho những nghiên cứu sau này.

Cuốn sách Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long không phê phán, mà nêu quan điểm về những điểm dịch chưa chính xác (của bản dịch Bộ luật Gia Long năm 1994 -PV) thông qua quá trình nghiên cứu.

Cũng tại hội thảo, nhà báo Nam Đồng, nguyên Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM, đã có chia sẻ về những buổi đầu TS-LS Phan Đăng Thanh tham gia việc nghiên cứu hai cuốn cổ luật của Việt Nam.

Đó là những băn khoăn của TS-LS Phan Đăng Thanh về việc có viết những nội dung đi ngược dòng với lịch sử, với những quan điểm chính thống thời bấy giờ hay không.

Nhà báo Nam Đồng kể, khi nhận được những thắc mắc đó, ông đã nói miễn là có luận chứng, luận điểm rõ ràng, minh bạch thì cứ viết. Minh chứng là bài giới thiệu về bản dịch Bộ luật Gia Long (của hai tác giả Nguyễn Q Thắng và Nguyễn Văn Tài với nội dung nhận định trái với những người đi trước thời đó) do TS-LS Phan Đăng Thanh chấp bút đã được đăng tải trên báo Pháp Luật TP.HCM và sau đó những loạt bài phản biện liên quan.

Có lẽ, đây chính là một trong những sự dẫn dắt, bắt đầu cho con đường nghiên cứu sâu sau này của TS-LS Phan Đăng Thanh, để rồi ông và LS Trương Thị Hòa cho ra đời rất nhiều cuốn sách giá trị, mà mới nhất là cuốn Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long.

Nhà báo Nam Đồng, nguyên Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM. Ảnh: DI LINH

Nhà báo Nam Đồng, nguyên Tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM. Ảnh: DI LINH

Cuốn sách Nhân quyền của người Việt từ Bộ luật Hồng Đức đến Bộ luật Gia Long gồm năm chương.

Hai chương đầu giới thiệu về lịch sử ra đời, nội dung và giá trị của Bộ luật Hồng Đức. Trong đó, tác giả chỉ rõ Bộ luật Hồng Đức là bộ luật Việt Nam đầu tiên đề cao nhân quyền với 24 quyền như quyền sống, quyền bình đẳng, quyền hôn nhân tự nguyện…

Ba chương tiếp theo nói về Bộ luật Gia Long của nhà Nguyễn. Trong đó, hai tác giả chỉ ra Bộ luật Gia Long đã kế thừa và phát triển giá trị nhân quyền của Bộ luật Hồng Đức như thế nào qua những phân tích và điều luật cụ thể, với 23 loại quyền (tức là trái với nhận định của rất nhiều nhà nghiên cứu trước đó).

“Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long đều xứng đáng là cột mốc lịch sử, một đóng góp quan trọng của dân tộc Việt Nam vào giá trị nhân quyền cao quý của nhân loại” - tác giả nhận định.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm