Viện sĩ Nguyễn Ngọc Điện: Pháp luật về tài sản tín thác sẽ tạo ra nhiều nghề nghiệp mới tại Việt Nam

(PLO)-  Viện sĩ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện đánh giá rằng việc cho phép quan hệ tài sản tín thác xuất hiện tại Việt Nam sẽ là tiền đề để người có tài sản nhưng không biết sử dụng thế nào được hưởng lợi từ những người tín thác chuyên nghiệp.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Chiều 15-9, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam tổ chức hội thảo Pháp-Việt về luật dân sự “Góc nhìn tham chiếu” tại TP.HCM.

Sự kiện nhận được sự tham dự của nhiều chuyên gia luật hàng đầu tại Việt Nam và quốc tế.

Tại buổi hội thảo, các tham luận tập trung vào các vấn đề về tài sản tín thác, hôn nhân, hợp đồng. Các bài tham luận nhận được nhiều câu hỏi, trao đổi từ các nhà nghiên cứu.

Đáng chú ý, ở phần thảo luận về chế định tài sản tín thác, GS Michel Grimaldi, Giáo sư danh dự tại Đại học Paris II Panthéon Assas, và Viện sĩ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện đã đưa đến hai bài phát biểu về chế định tài sản tín thác tại Pháp, Anh và Mỹ. Đây là chủ đề dành được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu.

Viện sĩ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện phát biểu tại phần tham luận về tài sản tín thác. Ảnh: DƯƠNG HOÀNG

Viện sĩ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện phát biểu tại phần tham luận về tài sản tín thác. Ảnh: DƯƠNG HOÀNG

Có thể hiểu, quan hệ tín thác là mối quan hệ về tài sản cho phép người sở hữu tài sản thực hiện được mục tiêu tài sản của mình thông qua vai trò của người khác hoặc vai trò khác của chính mình. Có thể hiểu, quan hệ tín thác là cặp quan hệ: người có tài sản - người nhận tín thác, người nhận tín thác - người thụ hưởng.

Viện sĩ, PGS.TS Điện đánh giá pháp luật Việt Nam vẫn đang cứng nhắc với quan hệ tài sản tín thác. Điều này có thể sẽ gây khó khăn cho các thẩm phán khi giải quyết các vụ việc như vấn đề người nước ngoài không thể mua đất tại Việt Nam nhưng có thể nhờ một người Việt đứng tên thay cho bất động sản.

Khi được hỏi về sự khác biệt giữa tài sản tín thác so với giao dịch ủy quyền, giao dịch đảm bảo hay hợp đồng lợi ích cho người thứ ba, GS Michel Grimaldi giải thích rằng đối với những giao dịch ủy quyền hay giao dịch đảm bảo, người được giao tài sản không hề có quyền quyết định đối với những tài sản được giao. Trái lại, với quan hệ tài sản tín thác, người được giao tài sản có thể định đoạt được sẽ sử dụng tài sản đó như thế nào nhưng phải đảm bảo đem về lợi nhuận cho người giao tài sản.

Vậy liệu có thể gom những quy định đang tồn tại ở Việt Nam để tạo ra một chế định gần với chế định tài sản tín thác hay không? Ông Grimaldi trả lời rằng điều này cần được xem xét về khả năng đóng góp của chế định tài sản tín thác tại Việt Nam và liệu nó có chồng chéo với các quy định hiện hành hay không.

GS Michel Grimaldi, Giáo sư danh dự tại Đại học Paris II Panthéon Assas. Ảnh: DƯƠNG HOÀNG

GS Michel Grimaldi, Giáo sư danh dự tại Đại học Paris II Panthéon Assas. Ảnh: DƯƠNG HOÀNG

Viện sĩ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện đánh giá rằng việc cho phép quan hệ tài sản tín thác xuất hiện tại Việt Nam sẽ là một tiền đề tốt cho các nghề nghiệp mới. Theo ông, những người có tài sản nhưng không biết sử dụng thế nào để hợp lý, đem lại lợi nhuận có thể hưởng lợi từ những người nhận tín thác chuyên nghiệp.

“Chế định tài sản tín thác chính là công cụ để khắc phục những mâu thuẫn giữa khả năng của bản thân và mong muốn của bản thân” – Viện sĩ, PGS.TS Điện nói.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm