'Việt Nam chưa có Chính phủ điện tử'

Theo ông Hà, từ thực tế triển khai xây dựng Chính phủ điện tử, ông nhận thấy việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam rất mạnh, khá rộng rãi. “Nhưng Chính phủ điện tử thì chưa có vì chưa có sự liên thông giữa các địa phương và trung ương” - ông Hà nói.

Phó chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho hay trong tương lai, cần thực hiện ba việc chủ đạo để xây dựng Chính phủ điện tử. Trước hết là phải liên thông toàn bộ hệ thống văn bản trong cả nước từ cấp xã đến trung ương, hệ thống văn bản phải thông suốt từ trên xuống dưới từ dưới lên trên.

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Lê Mạnh Hà: “Việt Nam chưa có Chính phủ điện tử”. Ảnh: CHÂN LUẬN

Nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử là để phục vụ người dân và doanh nghiệp, cần phải tích hợp Chính phủ điện tử của các địa phương thành một cổng quốc gia duy nhất để người dân và doanh nghiệp dễ tra cứu. Cuối cùng là phải tìm nguồn tài chính và cơ chế để triển khai hai nhiệm vụ nói trên.

Ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho rằng: Mục tiêu quan trọng của Chính phủ là phát triển Chính phủ điện tử để phục vụ người dân, thực hiện dịch vụ công thông minh, gắn kết với minh bạch, công khai; đẩy mạnh nghiên cứu, tiếp thu và ứng dụng công nghệ mới theo đúng định hướng của Chính phủ.

Đánh giá về hội thảo, ông Quý nói: Đây là cơ hội tốt để các nhà quản lý gặp gỡ các chuyên gia để bàn hướng xây dựng Chính phủ điện tử thông minh, TP thông minh. Đề cập đến việc xây dựng Chính phủ điện tử tại thủ đô Hà Nội, ông Quý cho rằng các thành phần nền tảng của Chính phủ điện tử của TP Hà Nội đã từng bước được hoàn thiện, cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân trong những lĩnh vực thiết yếu nhằm tăng cường minh bạch và gắn kết công dân.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới