'Vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng-Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của chúng ta'

(PLO)- Chủ tịch nước Tô Lâm: "Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của chúng ta". 

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Hôm nay, (26-7), Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ tiếp tục bắt đầu từ 7 giờ 00 phút đến 13 giờ 00 phút cùng ngày tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội.

Từ 13 giờ cùng ngày, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được tổ chức tại các địa điểm trên. Lễ an táng lúc 15 giờ cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 9.jpg
Dòng người vào viếng Tổng Bí thư khuya 25-7 như dài bất tận....

Theo Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tính đến 10 giờ sáng ngày 26-7, đã có 120.000 người đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tại Nhà Tang lễ Quốc gia-số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội).

Riêng tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM tính đến 12 giờ ngày 26-7, có 3.821 đoàn, cùng 58.928 lượt người đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ngày trước đó, nhằm tạo mọi điều kiện để người dân được đến viếng Tổng Bí thư thuận lợi nhất, Ban Tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP.HCM phát đi thông báo giờ viếng lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được kéo dài đến 23 giờ, thay vì 22 giờ như trước đó.

Còn tại Nhà tang lễ Quốc gia, đến tận 0 giờ sáng nay, dòng người vẫn không ngừng đi về khu vực Nhà tang lễ với mong mỏi có thể vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.

Hàng vạn người dân xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trước đó, khuya 25-7, dù đã về khuya nhưng dòng người dài cả cây số, từ nhiều hướng vẫn đổ về khu vực Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội, cũng như Hội trường Thống Nhất, TP.HCM, kiên nhẫn chờ đến lượt vào viếng Tổng Bí thư.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng 14.jpg
Dòng người dường như bất tận xếp hàng để đợi được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào khuya 25-7. Ảnh: THANH TÚ
tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-83.jpg
Dù đã khuya nhưng nhiều người dù chưa kịp ăn tối vẫn đúng chờ để được vào viếng, tại Hội trường Thống Nhất Ảnh: THUẬN VĂN
tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-82.jpg
Tối qua, TP.HCM có những cơn mưa bất chợt nhưng khá lớn nên nhiều người dân tóc ướt khi đội mưa đến lễ viếng. Ảnh: THUẬN VĂN

Tại Hà Nội, từ 6 giờ sáng nay 26-7, tại nhiều con đường, tuyến phố xung quanh khu vực Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông đã có rất đông người. Từ sáng sớm, thời tiết đã oi bức, dự báo một ngày nắng nóng.

thanh-tu-vieng-tong-bi-thu (2).jpg
Tại nhiều con đường, tuyến phố xung quanh khu vực Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông đã có rất đông người dân chờ vào viếng Tổng Bí thư. Ảnh: THANH TÚ

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, dự kiến 7 giờ sáng, người dân tiếp tục được vào viếng, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Một vài người có mặt tại ngã tư Nguyễn Cao - Lê Quý Đôn cho biết đêm qua, sau khi vào viếng Tổng Bí thư và trở ra lúc 12 giờ đêm, họ đã ngủ dưới mái hiên của các hộ gia đình gần đây bởi họ đến từ tỉnh xa, muốn ở lại đến hôm nay để tiễn Tổng Bí thư thêm một đoạn cuối…

Có mặt tại ngã tư Nguyễn Cao - Lê Quý Đôn từ 5 giờ sáng nay, cựu chiến binh Hà Sỹ Phùng (Thường Tín - Hà Nội) cho biết khi ông đến, dòng người xếp hàng đã rất dài.

thanh-tu-vieng-tong-bi-thu (1).jpg
Ông Hà Sỹ Phùng đến từ sớm, mang theo bài thơ mà ông đã tự chuẩn bị, mong mỏi đến lượt vào viếng Tổng Bí thư. Ảnh: THANH TÚ

“Hôm qua, vì có việc gia đình nên tôi đã không thể đến được. Hôm nay tôi đã quyết tâm nhất định phải đến sớm, viếng bác Trọng để tỏ lòng thành kính, biết ơn của mình.

Tôi là người cựu chiến binh, đã kinh qua nhiều năm ở biên cương nên có tình cảm sâu sắc, đặc biệt với Tổ quốc, dân tộc. Những năm qua, tôi đặc biệt ấn tượng, trân trọng nhà lãnh đạo Nguyễn Phú Trọng - một người có thể làm yên lòng dân, quyết liệt trong cuộc chiến chống tham nhũng, giữ vững niềm tin của Nhân dân đối với Đảng” - ông Phùng nói.

Còn tại khu vực đường Trần Khánh Dư, quận Hai Bà Trưng, người dân cũng đã xếp hàng chờ vào viếng Tổng Bí thư.

vieng-tong-bi-thu-ngay-2 (2).jpg
Ảnh: VIẾT LONG
vieng-tong-bi-thu-ngay-2 (1).jpg
Ảnh: VIẾT LONG

Dòng người ngày càng nối dài ra. Có người nói, họ đã cơm đùm cơm nắm xuống Hà Nội từ tinh mơ.

Còn tại ngã tư Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, người dân được hướng dẫn các bước để vào viếng.

vieng-tong-bi-thu-ngay-2.jpg
Ảnh: VIẾT THỊNH

+ Mặc trên mình bộ quần áo quân đội, ông Nguyễn Văn Tâm cũng các con theo dòng người đến viếng. Ông bảo đã từng tham gia đánh Mỹ, từng vào sinh ra tử nên càng trân trọng cuộc sống hòa bình hôm nay.

nguyen-van-tam.jpg
Ông Nguyễn Văn Tâm. Ảnh: THANH TÚ

"Bác Trọng là tuyệt tác của nhân dân"- ông Tâm nói.

Ông Tâm cho biết mình cũng đọc nhiều sách về bác Trọng, nghe nhiều bài phát biểu của Tổng Bí thư. Ông đặc biệt ấn tượng với hình ảnh Tổng Bí thư làm việc trong bệnh viện. "Tổng Bí thư đã làm việc đến hơi thở cuối cùng" - ông Tâm chia sẻ.

Bà Vũ Thị Hoa, 70 tuổi, ngụ Thái Bình cho biết 24 giờ hôm qua bắt xe khách và lên tới Hà Nội lúc 2 giờ.

vu-thi-hoa.jpg
Bà Vũ Thị Hoa ăn vội gói xôi sáng để kịp giờ vào viếng. Ảnh: THANH TÚ

"Lúc tôi đến nhà tang lễ quốc gia đã có hơn 100 người xếp hàng vào viếng Bác nên tôi cũng vội vào hàng. Đến 5 giờ sáng mới có người cho miếng xôi ăn sáng. Giờ chỉ mong sớm được vào viếng Tổng Bí thư" - bà Hoa nói.

Bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư

Đúng 7 giờ sáng, người dân ở Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội) và Hội trường Thống Nhất (TP.HCM), bắt đầu vào viếng Tổng Bí thư theo hướng dẫn của lực lượng an ninh.

viet-long-vieng-ha-noi.jpg
Người dân xếp hàng chờ ở Nhà tang lễ Quốc gia (Hà Nội). Ảnh: VIẾT LONG
thanh-tu-vao-vieng.jpg
Tại ngã tư Nguyễn Cao - Lê Quý Đôn (Hà Nội), 15 phút trước khi hàng rào barie được mở để người dân được vào viếng, các lực lượng chức năng hướng dẫn người dân xếp hàng nghiêm trang, ngay ngắn, cầm sẵn CCCD gắn chip trên tay. Ảnh: THANH TÚ
viet-thinh-vieng-ha-noi.jpg
Người dân cầm sẵn CCCD trên tay, được hướng dẫn qua cửa an ninh để vào viếng. Ảnh: VIẾT THỊNH

Người dân qua cửa kiểm tra tiến dần vào khu vực nhà tang lễ. Có người bê trên tay bức tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Có em nhỏ theo bà từ sớm, trên tay cầm chiếc cờ Tổ quốc chiết khăn tang hòa cùng dòng người.

vieng-bac-ha-noi-1.jpg
Một người dân khi đến viếng tại Nhà tang lễ Quốc gia đã bê trên tay bức tượng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VIẾT LONG

Ông Nguyễn Huy Thịnh, năm nay 88 tuổi từ Vĩnh Phúc bắt taxi xuống Hà Nội từ lúc 4 giờ sáng. Taxi thả ông và mọi người cách nhà tang lễ 5 km.

nguyen-huy-thinh-vinh-phuc.jpg
Ông Nguyễn Huy Thịnh (áo xanh bên trái) 88 tuổi, ngụ Vĩnh Phúc.

"Chúng tôi đi như đi hành quân ngày xưa. Xưa tôi đi bảo vệ Tổ quốc, nay tôi đi viếng một người con kiệt xuất của đất nước về nơi an nghỉ cuối cùng" - ông Thịnh nói.

Nhìn về phía dòng người típ tắp, ông quay sang nói với mọi người: "Hôm nay dù chờ đến tối mới được vào cũng chờ nhé".

thuan-van-vieng-tp.hcm (2).jpg
Tại TP.HCM, một phụ nữ lớn tuổi, trên ngực đeo những huy chương được thành viên Ban tổ chức dìu đến Hội trường Thống Nhất để thắp hương, kính tiễn vị lãnh đạo của Đảng. Ảnh: THUẬN VĂN
thuan-van-vieng-tp.hcm (1).jpg
Người dân được lực lượng an ninh hướng dẫn, quét CCCD gắn chip để vào viếng ở Hội trường Thống Nhất. Ảnh: THUẬN VĂN
vieng-tp.hcm-thuan-van (4).jpg
Người dân xếp hàng ngay ngắn, theo hướng dẫn để vào trong viếng. Ảnh: THUẬN VĂN

Bà Nguyễn Thị Tuyết (66 tuổi, ngụ Bình Dương) cũng bắt đầu xuất phát từ nhà lúc hơn 3 giờ để kịp đến Hội trường Thống Nhất chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

"Hành trang" mà bà Tuyết mang theo còn có bài thơ về Tổng Bí thư do chính bà sáng tác.

"Tôi rất quý kính Tổng Bí thư. Tôi đến được đây rất mừng khi được bày tỏ cảm xúc của mình với ông. Bài thơ này tôi sáng tác vào chiều qua khi tôi nghe trên loa phóng thanh nói về vị lãnh đạo thì cảm xúc dâng trào, dù tôi không phải là nhà văn, nhà thơ nhưng tôi muốn nói lên tấm lòng của mình với Tổng Bí thư" - bà Tuyết chia sẻ.

vieng-tp.hcm-thuan-van (3).jpg
Bà Nguyễn Thị Tuyết (66 tuổi, ngụ Bình Dương). Ảnh: THUẬN VĂN

Từ quận 12, bà Trần Thị Kim Hiến (ngụ quận 12) cùng con gái dậy từ lúc 3 giờ sáng để đến Hội trường Thống Nhất, mong được đến thắp hương cho ông.

"Người dân thương nhớ bác Trọng rất nhiều, cán bộ có tâm có tầm, mong các đồng chí lãnh đạo sẽ theo gương bác để giúp đất nước phát triển" - bà Hiến gửi gắm.

vieng-tp.hcm-thuan-van (2).jpg
Bà Trần Thị Kim Hiến (ngụ quận 12, TP.HCM). Ảnh: THUẬN VĂN
Hồi hộp chờ được gặp Bác Trọng lần cuối...

Có mặt ở lối vào nhà tang lễ quốc gia ngã tư Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông từ 3 giờ sáng, ông Nguyễn Văn Quế, ngụ ở Mê Linh, Hà Nội cho biết hôm qua ông có đến quê hương Tổng Bí thư ở Đông Anh nhưng chờ cả ngày vẫn không vào thắp hương được vì người rất đông.

Đến 20 giờ tối ông quyết định về nhà rồi ăn vội bát cơm rồi lên nhà tang lễ quốc gia.

vieng-ha-noi.jpg
Ông Nguyễn Văn Quế.

Là người đầu tiên xếp hàng vào viếng, ông Quế nói rất mừng khi tới đây người chưa đông nhưng đứng cả đêm đến sáng ông không dám đi xa vì sợ mất chỗ...

"Sắp gặp Tổng Bí thư lần cuối nên tôi rất hồi hộp. Bởi từ trước tới nay chỉ xem Bác Trọng, qua truyền hình và rất ngưỡng mộ công cuộc đấu tranh chống tham nhũng của ông. Mong rằng qua hình ảnh người dân vào viếng Bác Trọng sẽ thôi thúc những người tiền nhiệm cống hiến nhiều hơn cho tổ quốc" - ông Quế nói.

Những người vội vã đến viếng Tổng Bí thư

7 giờ 50 phút, hàng người ở ngã tư Nguyễn Cao - Lê Quý Đôn bắt đầu ngắn dần. Thi thoảng vẫn có những người vội vã bước đến sau.

vieng-tong-bi-thu-ha-noi-26-7 (2).jpg
Hàng người chờ vào viếng ở ngã tư Nguyễn Cao - Lê Quý Đôn bắt đầu ngắn dần. Ảnh: THANH TÚ

Theo thông tin từ lực lượng chức năng, sáng nay từ lúc 7 giờ kém 10 phút, tức sớm hơn 10 phút so với kế hoạch, người dân đã bắt đầu được vào viếng. Lý do là bởi Ban tổ chức muốn tận dụng thời gian từng phút, tránh trường hợp sau 13 giờ trưa nay vẫn còn người xếp hàng nhưng không được vào viếng.

vieng-tong-bi-thu-ha-noi-26-7 (1).jpg
Những bạn trẻ cũng tranh thủ tới viếng. Ảnh: THANH TÚ

Bà Vũ Thị Yên, 49 tuổi (huyện Phủ Lý, Hà Nam), cho biết đã bắt chuyến xe khách sớm trong ngày để đến được đây.

vu-thi-yen.jpg
Sau khi cơn sốt vừa cắt, bà Yên vội vàng bắt chuyến xe khách xuất phát lúc 4 giờ sáng nay từ TP Phủ Lý đến bến xe Giáp Bát, mong đến số 5 Trần Thánh Tông và được vào viếng Tổng Bí thư trước 13 giờ. Ảnh: THANH TÚ

“Hôm qua tôi vẫn sốt, không đến được. Hôm nay đỡ một chút là tôi phải cố gắng đi ngay, đi sớm nhất có thể, mong kịp giờ vào viếng Tổng Bí thư. Còn nếu không kịp, tôi sẽ đợi trên các tuyến đường di quan linh cữu để tiễn biệt Tổng Bí thư” - bà Yên chia sẻ.

em-be-theo-gia-dinh-vao-vieng-tong-bi-thu.jpg
Một em bé, trên tay cầm lá cờ rủ, được gia đình dẫn theo để vào viếng Tổng Bí thư sáng 26-7. Ảnh: VIẾT THỊNH

Tại quê nhà của Tổng Bí thư ở thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội, từ sáng sớm từng dòng người đã tập trung di chuyển về đây để kính viếng ông.

vieng-que-nha-thon-lai-da.jpg
Đoàn người di chuyển về thôn Lại Đà viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng 26-7.
Các đoàn đại biểu quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
tieu-binh-tuc-truc-ben-tong-bi-thu.jpg
Lực lượng tiêu binh túc trực bên linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
doan-belarus.jpg
Đoàn Cộng hòa Belarus viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
1-doan-belarus.jpg
Đoàn Cộng hòa Belarus viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
doan-malaysia.jpg
Phó Thủ tướng Malaysia viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
doan-malaysia-1.jpg
Phó Thủ tướng Malaysia viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
doan-philippines.jpg
Đoàn Philippines vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
Các đoàn của TP.HCM vào viếng

Sáng 26-7, tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM, tiếp tục đón các đoàn đại biểu các trường trung học trên địa bàn quận 1, quận 3; Đoàn Công an, Ban Chỉ huy quân sự TP Thủ Đức và các quận huyện; Đoàn đại biểu các trường đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP; Các đoàn theo đăng ký và quần chúng nhân dân… đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dưới đây là một số hình ảnh tại lễ viếng:

26-7-hoi-truong-thong-nhat-thuan-van (3).jpg
Dòng người chờ vào trong Hội trường viếng. Ảnh: THUẬN VĂN
26-7-hoi-truong-thong-nhat-thuan-van (1).jpg
Dòng người chờ vào trong Hội trường viếng. Ảnh: THUẬN VĂN
26-7-hoi-truong-thong-nhat-thuan-van (2).jpg
Dòng người chờ vào trong Hội trường viếng. Ảnh: THUẬN VĂN
vieng-tai-hoi-truong-thong-nhat-thuan-van (11).jpg
Ảnh: THUẬN VĂN
vieng-tai-hoi-truong-thong-nhat-thuan-van (12).jpg
Ảnh: THUẬN VĂN
vieng-tai-hoi-truong-thong-nhat-thuan-van (8).jpg
Ảnh: THUẬN VĂN
vieng-tai-hoi-truong-thong-nhat-thuan-van (10).jpg
Lực lượng vũ trang một số quận, huyện. Ảnh: THUẬN VĂN
vieng-tai-hoi-truong-thong-nhat-thuan-van (9).jpg
Ảnh: THUẬN VĂN
thuan-van-vieng-tong-bi-thu.jpg
Cụ Huỳnh Thị Châu (92 tuổi, 75 năm tuổi Đảng, ngụ quận Phú Nhuận, TP.HCM) nhờ người thân đưa đến viếng Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: THUẬN VĂN
vieng-tai-hoi-truong-thong-nhat-thuan-van (3).jpg
Ảnh: THUẬN VĂN
vieng-tai-hoi-truong-thong-nhat-thuan-van (2).jpg
Ảnh: THUẬN VĂN
vieng-tai-hoi-truong-thong-nhat-thuan-van (1).jpg
Ảnh: THUẬN VĂN
Kiên nhẫn xếp hàng chờ vào viếng

Giữa trưa nắng nóng 37oC, người dân Hà Nội và các tỉnh vẫn kiên nhẫn xếp hàng, đợi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước khi Lễ truy điệu bắt đầu, vào lúc 13:00 chiều nay...

vieng-ha-noi-10h (2).jpg
Giữa trưa nắng nóng 37oC, người dân Hà Nội và các tỉnh vẫn kiên nhẫn xếp hàng, đợi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước khi Lễ truy điệu bắt đầu, vào lúc 13:00 chiều nay... Ảnh: PHI HÙNG

Do số lượng người tới viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn đông, do đó tại lối vào khu vực nhà tang lễ, lực lượng chức năng yêu cầu người dân xếp hàng ngay ngắn, di chuyển nhanh nhất có thể để tránh tình trạng ùn tắc, tạo điều kiện để tất cả mọi người có thể vào trong viếng Tổng Bí thư.

vieng-ha-noi-10h (3).jpg
Ảnh: PHI HÙNG
vieng-ha-noi-10h (6).jpg
Ảnh: PHI HÙNG
uu-tien-nguoi-lon-tuoi-vao-vieng.jpg
Trước cổng nhà tang lễ, những người lớn tuổi được ưu tiên vào viếng Tổng Bí thư trước để đảm bảo sức khỏe dưới cái nắng oi ả những ngày Hà Nội bước vào hè. Ảnh: PHI HÙNG
vieng-ha-noi-10h (1).jpg
Bên trong khu vực nhà tang lễ, nhiều người không kìm được nước mắt. Ảnh: PHI HÙNG
vieng-ha-noi-10h (5).jpg
Bên trong khu vực nhà tang lễ, nhiều người không kìm được nước mắt. Ảnh: PHI HÙNG
vieng-ha-noi-10h (4).jpg
Bên trong khu vực nhà tang lễ, nhiều người không kìm được nước mắt. Ảnh: PHI HÙNG
xe-quoc-tang-1.jpeg
xe-quoc-tang-2.jpg
Những chiếc xe phục vụ cho nghi thức Quốc tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được điều động tới gần khu vực cổng nhà tang lễ quốc gia. Ảnh: PHI HÙNG
Người dân chờ đợi ở Nghĩa trang Mai Dịch

Ở khu vực trước cửa Nghĩa trang Mai Dịch, dù mới 10 giờ 30 nhưng rất nhiều người dân đã có mặt tại đây chờ sẵn. Họ mang theo đồ ăn trưa, ô, mũ nón…

Dọc đường Hồ Tùng Mậu (đoạn từ ngã tư Trần Vỹ - Hồ Tùng Mậu đến Nguyễn Cơ Thạch - Hồ Tùng Mậu) barie đã được lực lượng chức năng quây chắn.

Trước cửa Nghĩa trang Mai dịch, ngay từ sớm đã có rất đông người dân đến chờ với mong muốn được tạm biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lực lượng thanh niên tình nguyện, lực lượng an ninh luôn túc trực để đảm bảo trật tự an ninh, cũng như hỗ trợ quạt giấy, nước uống cho người dân.

e6.jpeg
Người dân chờ tạm biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở khu vực nghĩa trang Mai Dịch. Ảnh: MINH TRÚC
Một lòng thành kính với người lãnh đạo Đảng

10 giờ 40, dòng người viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông trên phố Tăng Bạt Hổ kéo dài cả cây số.

dong-nguoi-vao-vieng-tong-bi-thu (4).jpg
Dòng người viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông trên phố Tăng Bạt Hổ kéo dài cả cây số. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Cổng vào đầu Tăng Bạt Hổ (một trong 8 lối vào Nhà tang lễ) cũng liên tục tiếp nhận thêm hàng người vào viếng. Trời nắng to, nhưng ai lấy đều giữ trật tự, yên lặng di chuyển.

dong-nguoi-vao-vieng-tong-bi-thu (1).jpg
Dù trời nắng to nhưng ai lấy đều giữ trật tự, yên lặng di chuyển. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Bên đường lực lượng tình nguyện viên từng tổ cách nhau 30-40 m hướng dẫn bà con xếp hàng, phục vụ nước uống và tận lực phe phẩy những chiếc quạt tự tạo bằng bìa cát tông, đem luồng gió mát lành đến dòng người vào viếng nhà lãnh đạo ưu tú của đất nước.

"Các bác cứ bình tĩnh xếp hàng, ở trên kia vẫn còn đông lắm. Phải đứng thành 7-8 hàng cơ" - một nữ tình nguyện viên nói.

dong-nguoi-vao-vieng-tong-bi-thu (3).jpg
Lực lượng tình nguyện viên hướng dẫn bà con xếp hàng, phục vụ nước uống trong lúc chờ vào viếng. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Trong dòng người vào viếng Bác Trọng, có đủ già trẻ, nam nữ, có người ở gần có người từ Cao Bằng, Lạng Sơn về.

Ông Nguyễn Văn Hướng, 73 tuổi, một người dân ở dốc Vạn Kiếp, phường Chương Dương quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho hay do có việc bận nên hôm nay ông mới tới viếng bác Trọng được.

Đi cùng ông có các bạn già cùng khu phố, dù mỗi người đều có bệnh này bệnh kia nhưng không một ai than vãn vì phải xếp hàng. Họ đều yên lặng, giữ lòng thành kính đối với người vừa nằm xuống.

dong-nguoi-vao-vieng-tong-bi-thu (2).jpg
Ông Nguyễn Văn Hướng. Ảnh: TRỌNG PHÚ

"Ông ấy là một nhà lãnh đạo đáng kính, cả cuộc đời vì nước vì dân cho đến tận hơi thở cuối cùng. Trong đời sống thường ngày là người giản dị, thanh bạch, chỉ nghĩ cho lợi ích chung, là tấm gương mẫu mực cho mọi người học tập. Chính vì vậy chúng tôi và bà con nhân dân đã tới để tiễn biệt ông" - ông Hướng nói.

Nhiều người dân tiếp tục viếng Tổng Bí thư tại thôn Lại Đà

Ngày 26-7, dòng người từ nhiều tỉnh, thành tiếp tục về Nhà văn hóa thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, viếng Tổng Bí thư.

Theo thông báo của Ban Tổ chức, lễ viếng sẽ kết thúc lúc 11 giờ 30.

b1.jpg
b2.jpg
b3.jpg
b4.jpg
Nhiều người dân tiếp tục đến viếng tại quê hương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: VỮNG NGUYỄN

Bà Vương Thị Kim Ngân, Phó Bí thư Chi đoàn thôn Lại Đà cho biết ngay từ khi nghe tin Tổng Bí thư từ trần, được sự phân công của lãnh đạo thôn, xã, Chi đoàn thanh niên thôn Lại Đà đã tổ chức cho toàn thể đoàn viên thanh niên đi dọn dẹp sạch sẽ khuôn viên Nhà văn hóa, nơi diễn ra Lễ Quốc tang, đình chùa và đường làng.

Đồng thời, phụ giúp các lực lượng khác thực hiện công tác phục vụ nhân dân về viếng Tổng Bí thư.

vuong-thi-kim-ngan-lai-da.png
Bà Vương Thị Kim Ngân, Phó Bí thư Chi đoàn thôn Lại Đà. Ảnh: Cắt từ clip

Chi đoàn phân công đoàn viên thanh niên thành hai nhóm, nhóm phục vụ dọc đường làng hướng dẫn nhân dân xếp hàng vào viếng, tiếp nước, phát quạt giấy, che ô…; nhóm còn lại thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ các lực lượng chức năng trong khu vực nhà văn hóa, nơi lập đàn hương viếng Tổng Bí thư.

"Là đoàn viên thanh niên, chúng tôi cảm nhận Tổng Bí thư là tấm gương sáng về đạo đức cách mạng, giản dị trong cuộc sống đã để lại cho thế hệ trẻ chúng tôi lòng ngưỡng mộ. Chúng tôi sẽ nguyện học tập và làm theo tấm gương sáng của Tổng Bí thư" - bà Vương Thị Kim Ngân chia sẻ.

Những dòng người cuối cùng vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những dòng người cuối cùng đang lần lượt vào viếng Tổng Bí thư tại Nhà tang lễ Quốc gia, phía ngoài lực lượng CSGT tiếp tục phân luồng, điều tiết giao thông giữa thời tiết nắng nóng.

c1.jpeg
c2.jpeg
ẢNH: PHI HÙNG

Trưa 26-7, rất đông người dân có mặt ở Nhà hát Lớn Hà Nội, nơi theo lộ trình đoàn xe đưa tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ đi qua. Lực lượng chức năng đã phân luồng giao thông và hướng dẫn người dân trước khu vực Nhà hát lớn Hà Nội.

e1.jpeg
e2.jpeg
Khu vực trước cổng Nhà hát Lớn Hà Nội. Ảnh: VIẾT THỊNH

Trên tuyến đường đưa linh cữu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phố Kim Mã từ sớm đã được giăng dây, đặt barie để hạn chế người dân.

Khu vực dọc tuyến phố cũng đang được lực lượng chức năng yêu cầu không dừng đỗ xe trước vỉa hè và hạn chế phương tiện trên vỉa hè.

e3.jpeg

Tại phố Nguyễn Chí Thanh (đoạn hồ Ngọc Khánh) cũng vậy, barie và dây đã được giăng. Các hàng quán tại đây cũng được yêu cầu dừng kinh doanh.

e4.jpeg

Còn một tiếng nữa, lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ bắt đầu. Sau đó, đoàn linh xa sẽ đưa thi hài ông từ Nhà Tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông qua các tuyến phố Hà Nội để đến Nghĩa trang Mai Dịch, trên đường Hồ Tùng Mậu - nơi an nghỉ cuối cùng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và nhiều vị lãnh đạo tiền bối của Đảng. Đến lúc này, dọc theo tuyến đường, công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn tất.

e5.jpeg

Ảnh: PHI HÙNG, NGUYỄN HINH

Những đoàn người cuối cùng viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất

Ngày 26-7, từ 7 giờ đến 10 giờ, đã có 180 đoàn viếng, trong đó có 1 Đoàn Trung ương, 4 Đoàn nước ngoài, 175 Đoàn trong nước, 10.664 người.

f5.jpeg
f2.jpeg
f1.jpeg
f3.jpeg
f4.jpeg
f7.jpeg
f6.jpeg
Ảnh: THUẬN VĂN
Đoàn Lực lượng hải quân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn Lực lượng hải quân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà tang lễ Quốc gia, trên tay mỗi người là một bức ảnh của Tổng Bí thư.

f11.jpeg
Ảnh: VIẾT THỊNH
Triển khai công tác bảo đảm an toàn

Trưa 26-7, các lực lượng chức năng bắt đầu triển khai công tác bảo đảm an toàn, chuẩn bị để đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ Nhà tang lễ quốc gia đến Nghĩa trang Mai Dịch.

Trên tuyến phố Trần Duy Hưng - Lê Quang Đạo - Lê Đức Thọ - Hồ Tùng Mậu, các chiến sĩ kiểm soát quân sự, công an, đoàn thanh niên… đã sẵn sàng triển khai đội hình nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối.

f12.jpeg
Lực lượng chức năm đã chuẩn bị sẵn sàng làm nhiệm vụ. Ảnh: TRỌNG PHÚ
f9.jpeg
Người dân đứng ở đầu phố Tràng Tiền đội nắng, chờ giây phút tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Tại ngã tư Tràng Tiền - Đinh Tiên Hoàng thẳng đến Hàng Khay, người dân cũng đã đứng đợi sẵn rất đông. Dưới tiết trời 36 độ, ông Nguyễn Đức Mạnh (58 tuổi, ngụ Hà Đông) cho biết đã đến đợi ở đây từ 11 giờ, sau khi vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở nhà tang lễ.

“Tôi muốn đến viếng đêm qua nhưng tuổi già lắm bệnh, huyết áp cao, các con tôi nói dòng người vào viếng rất đông, ngột ngạt, sợ tôi ngất. Nhưng đêm qua, tôi trằn trọc mãi, sáng nay quyết định kiểu gì cũng phải đến đưa Tổng Bí thư một đoạn đường cuối.

Tôi thường xem thời sự, không bỏ một ngày nào, nên tôi biết Tổng Bí thư là một người rất tận tụy, yêu nước, yêu nhân dân. Những ngày này, khi đọc những tài liệu, câu chuyện về Tổng Bí thư trong những ngày cuối ở Bệnh viện 108, tôi lại càng thêm xót xa, tiếc thương vô cùng” - ông Mạnh chia sẻ.

d7.jpeg
Ông Nguyễn Đức Mạnh cho biết đã đến đợi từ lúc 11 giờ. Ảnh: THANH TÚ

Trong khi đó, chị Hoàng Thị Thảo (ở tại Hồ Tùng Mậu) chia sẻ trước sự ra đi của Tổng Bí thư, chị và gia đình rất buồn và thương xót. Chị cho biết chị và gia đình đã thống nhất sẽ mang nước uống tới khu vực trước nhà tang lễ để phục vụ người dân.

“Một phần công sức nhỏ này của tôi và gia đình không thấm vào đâu với đóng góp của Tổng Bí thư cho đất nước” - chị Thảo nói.

Cũng có mặt tại ngã tư Đinh Tiên Hoàng - Hàng Khay từ rất sớm, chị Lê Thị Hoài (38 tuổi, quận 7 - TP.HCM) cho biết vừa mới cùng con gái 8 tuổi đặt chân xuống sân bay Nội Bài đêm qua.

“Tôi biết TP.HCM cũng tổ chức để người dân có thể đến viếng Tổng Bí thư, tuy nhiên ngày hôm qua sau khi xem tivi, mạng xã hội, tôi xúc động vô cùng và bị thôi thúc lắm, nên đã quyết tâm phải đến tận nơi để vào viếng ông” - chị Hoài chia sẻ.

chi-hoai.jpg
Chị Lê Thị Hoài cùng con gái từ TP.HCM ra Hà Nội đưa tiễn Tổng Bí thư. Ảnh: THANH TÚ

Đêm qua, sau giấc ngủ chập chờn nhờ nhà người quen, chị Hoài cùng con gái dậy sớm, xếp hàng vào viếng Tổng Bí thư ở nhà tang lễ. Xong xuôi sớm, mẹ con đi ăn trưa rồi đến đây đợi từ 11 giơ, mong tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.

Về lý do đưa theo con gái cùng ra Thủ đô lần này, chị Hoài nói con gái rất thích Hà Nội qua nhiều bài hát, cả gia đình cũng có ý định mùa thu năm nay sẽ đưa con ra đây chơi.

“Tuy nhiên, tôi đã đưa con bé ra Thủ đô sớm hơn dự kiến, tôi nghĩ nếu được sống cùng người dân Hà Nội trong những ngày lịch sử như thế này, con sẽ thêm yêu Thủ đô hơn nhiều” - chị Hoài chia sẻ.

Cô Lương Thị Duyên, người dân tộc Tày, cho biết từ 12 giờ đêm qua cả đoàn của cô gồm 37 người đặt xe xuống Hà Nội. Đi hơn 300 km, cả đoàn cô xuống đến Hà Nội khoảng 5 giờ sáng. Sau đó, cả đoàn di chuyển về quê Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Đông Anh để viếng bác.

Cô Duyên cho biết may mắn khi đến Đông Anh, đoàn cô được người dân họ hàng cho đặc cách vào viếng trước.

luong-thi-duyen.jpg
Cô Lương Thị Duyên. Ảnh: MINH TRÚC

“Lúc sinh thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dành nhiều sự quan tâm đặc biệt cho người vùng sâu vùng xa, đặc biệt người dân tộc thiểu số. Trước sự ra đi của bác, chúng tôi vô cùng xót xa và buồn bã” – cô nói và cho biết tập thể người dân tộc Tày nơi cô sống hy vọng có thể được đưa bác lần cuối để tỏ lòng thành kính với bác.

“Dù có phải chờ đến mấy giờ chúng tôi cũng sẽ chờ, vì bác đã dành cả cuộc đời cho đất nước cho dân tộc. Còn chúng tôi mới chỉ dành một ngày cho bác” – cô nói thêm.

nha-giao-1.jpeg
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Trọng Vĩnh, 91 tuổi là thầy giáo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi học lớp 10 Trường THPT Nguyễn Gia Thiều. Thầy Vĩnh đã đặt vé máy bay từ Đức về Hà Nội để viếng Tổng Bí thư vào sáng 26-7.
nha-giao-2.jpeg
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Trọng Vĩnh vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: NGUYỄN VỮNG
Nhà giáo nhân dân Nguyễn Trọng Vĩnh chia sẻ về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. VIDEO: NGUYỄN VỮNG

Phía trước Nghĩa trang Mai Dịch, đoàn viên thanh niên trao những chai nước ướp lạnh cho người dân. Phía sau, một lều bạt được lực lượng chức năng dựng lên sẵn sàng. Các chiến sĩ đang chuẩn bị đội hình, nghiêm trang để đón Linh xa Tổng Bí thư sau lễ truy điệu tại Nhà tang Lễ Quốc gia.

nghia-trang-mai-dich-1.jpeg

Phía ngoài nghĩa trang Mai Dịch, các chiến sĩ QĐND Việt Nam đang chuẩn bị đội hình, nghiêm trang để đón linh cữu Tổng Bí thư sau lễ truy điệu tại Nhà tang Lễ Quốc gia

nghia-trang-mai-dich-2.jpeg

Càng gần đến giờ linh cữu Tổng Bí thư được đưa về Nghĩa trang Mai Dịch, người dân càng đến nhiều để mong lần cuối tiễn biệt Tổng Bí thư

nghia-trang-mai-dich-3.jpeg

Ảnh: ĐẠI THANH

Mọi người đều tuân thủ hướng dẫn của lực lượng chức năng nhằm bảo đảm cho cuộc tiễn đưa linh cữu Tổng Bí thư diễn ra trang nghiêm, an toàn.

Hai bên đường phố Lê Đức Thọ, nơi linh cữu Tổng Bí thư đi ngang qua trước khi về Nghĩa trang Mai Dịch, người dân tập trung rất đông để chờ tiễn Tổng Bí thư lần cuối. Ước lượng chỉ riêng đoạn Nghĩa trang Mai Dịch và một đoạn đường Lê Đức Thọ tiếp giáp, có khoảng gần 10.000 người tập trung nhìn linh cữu Tổng Bí thư lần cuối

Cảm ơn các cơ quan, đơn vị, người dân đã dành tình cảm

Đến 12 giờ 30 trưa, lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại TP.HCM, Ban tổ chức lễ tang đã ngưng tiếp nhận người dân đến viếng để chuẩn bị cho lễ truy điệu.

Khoảng 12 giờ 50 phút, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi- Trưởng Ban Tổ chức lễ viếng, lễ truy điệu tại Hội trường Thống Nhất, cho biết từ 7 giờ sáng 25-7đến lúc này, đã có 59.243 lượt người với 3.823 đoàn đến viếng tại hội trường. Trong đó có 64 đoàn khách quốc tế đến viếng.

Thay mặt Ban Tổ chức lễ tang tại TP.HCM, ông Phan Văn Mãi gửi lời cảm ơn đến các lãnh đạo các cơ quan, tổ chức đã dành tình cảm, tham gia phục vụ lễ viếng, lệ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người đứng đầu chính quyền TP cũng gửi lời cảm ơn đến toàn thể người dân đã dành thời gian đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

g1.jpeg
g5.jpeg
g3.jpeg
g2.jpeg
Linh xa sẵn sàng tại nhà tang lễ. Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Phan Văn Giang tới kiểm tra. ẢNH: PHI HÙNG
Nhiều lãnh đạo nước ngoài dự lễ truy điệu

Chiều 26-7, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân Naly Sisoulith, Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Hun Sen, Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez... cùng một số lãnh đạo, đại diện đoàn nước ngoài khác đã trở lại Nhà tang lễ Quốc gia để cùng lãnh đạo Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong những giờ phút truy điệu.

Bắt đầu Lễ Truy điệu Tổng Bí thư

Đúng 13 giờ, Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia. Cùng thời gian trên, Lễ truy điệu được cử hành tại Hội trường Thống Nhất, TP.HCM và tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh.

+ Tại Hà Nội:

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Trưởng ban Tổ chức lễ tang điều hành lễ truy điệu.

thuong-tric-luong-cuong.jpg
Đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang tuyên bố bắt đầu Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Ông Lương Cường cho hay những ngày qua, tưởng nhớ đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có gần 6.000 đoàn địa biểu đại diện các cơ quan, đoàn thể ở Trung ương, địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, nhân sỹ, trí thức, chức sắc tôn giáo, các tổ chức, cá nhân trong nước; 100 đoàn đại biểu quốc tế; 200.000 đồng bào, đồng chí đã đến viếng đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nhà tang lễ quốc gia, Hội trường Thống nhất TP.HCM và tại quê nhà. Gần 500.000 lượt người dân, cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang đã truy cập, gửi lời chia buồn qua sổ tang điện tử. Nhiều lãnh đạo các nước, bạn bè quốc tế đã đến viếng, gửi điện chia buồn với Đảng, Nhà nước, Nhân dân ta và tang quyến Tống Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

“Trong niềm tiếc thương vô hạn, vào thời khắc linh thiêng này, chúng ta tụ tập tại đây để tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng”- ông Lương Cường nói. Quốc ca sau đó được cử lên.

ong-to-lam-3672.jpg
Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Điếu văn.

Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng ban Lễ tang đọc lời điếu: Trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, cùng đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế và gia đình, long trọng tổ chức lễ truy điệu và tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới về nơi an nghỉ cuối cùng.

“Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn, không thể bù đắp của Đảng ta, dân tộc ta, Nhân dân ta. Đất nước ta mất đi nhà lãnh đạo tài năng, phong trào cộng sản tiến bộ thế giới mất đi nhà lý luận sắc bén, bạn bè quốc tế mất đi người bạn chân thành, người đồng chí thân thiết; gia đình, dòng tộc, quê hương Đông Hội mất đi người con ưu tú”.

+ Tại TP.HCM:

Bên ngoài Hội trường Dinh Thống Nhất, Ban Tổ chức đã bố trí màn hình trực tiếp để hàng trăm người dân tại đây có thể theo dõi lễ truy điệu Tổng Bí thư.

5cffa649927a37246e6b.jpg
c24b9d03a8300d6e5421.jpg
tp.hcm.jpg
Đoàn đại biểu Thành ủy Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và các đồng chí lãnh đạo các cơ quan Trung ương phía Nam, các tỉnh thành phố phía Nam, cùng đông đảo các tầng lớp nhân dân, tôn giáo dân tộc dự lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất.
tp.hcm-5.jpg
Đoàn đại biểu TP.HCM tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất.
tp.hcm-3.jpg
tp.hcm-4.jpg
Bên ngoài Hội trường Thống Nhất, rất đông người dân nán lại tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. CSGT ngăn phương tiện tham gia lưu thông qua Hội trường Thống Nhất trong giờ làm lễ truy điệu.
tp.hcm-2.jpg
32acda36ed05485b1114.jpg
Bà Nguyễn Thị Bướm ( tên khác là Nguyễn Thị Động) đi từ Biên Hoà, Đồng Nai lên để viếng. Bà chia sẻ, bà cảm phục sự chân thành, giản dị của Tổng Bí thư, làm được nhiều điều cho đất nước nhưng lối sống luôn giản dị, mộc mạc. Bà cùng em gái là bà Võ Thị Như Ý, đi từ Đồng Nai đến TP.HCM từ sớm để viếng và nán lại để xem lễ truy điệu Tổng Bí thư. "Chị em tôi xin nghỉ cả ngày để đến đây. Tôi dâng hương xong thì nán lại để xem trực tiếp truyền hình, đây là hội cuối cùng để tôi tiễn đưa bác về tới đất mẹ"- bà tâm sự.
tp.hcm-7.jpg
Trước đó, các lực lượng chốt chặn bảo vệ trước Hội trường Thống nhất vào giờ truy điệu.
nguoi-dan-tp.hcm-khoc.jpg
Có mặt tại lễ truy điệu ở Hội trường Thống Nhất, chị Lê Tường Nghi (quận 7) bật khóc nức nở khi nhìn thấy khoảnh di quan Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. "Tôi biết bác Trọng rất lâu rồi, khi thấy bác ít xuất hiện thì tôi đã rất lo lắng, khoảnh khắc nghe tin bác mất tôi rất bàng hoàng, nhưng tới giờ phút này tôi cảm nhận được bác đã rời xa"- Tường Nghi xúc động.
nguoi-dan-tien-.jpg
Nhiều người bật khóc nức nở khi xem lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất.
tien-tong-bi-thu-1.jpg
Nhiều người bật khóc nức nở khi xem lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội trường Thống Nhất.

Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc lời điếu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

LỜI ĐIẾU

Tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và các bạn bè quốc tế!

Thưa gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng!

Hôm nay, trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng đồng bào, chiến sĩ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế và gia đình long trọng tổ chức lễ truy điệu và tiễn đưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta, hiện thân đầy đủ phẩm chất, tài năng, bản lĩnh, trí tuệ của thế hệ lãnh đạo Việt Nam thời kỳ đổi mới về nơi an nghỉ cuối cùng.

Đồng chí mất đi là tổn thất to lớn, không thể bù đắp của Đảng ta, Dân tộc ta, Nhân dân ta. Đất nước ta mất đi nhà lãnh đạo tài năng; phong trào cộng sản, tiến bộ thế giới mất đi nhà lý luận sắc bén; bạn bè quốc tế mất đi người bạn chân thành, người đồng chí thân thiết; gia đình, dòng tộc, quê hương Đông Hội mất đi người con ưu tú.

ttxvn-le-truy-dieu-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-1-7418.jpg
Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc lời điếu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Gần 60 năm hoạt động cách mạng phong phú, bền bỉ, Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với trí tuệ uyên bác, sắc sảo đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hệ thống tư tưởng và lý luận quý giá về con đường cách mạng Việt Nam trong thời đại mới. Kiên định, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, với mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhà tư tưởng Nguyễn Phú Trọng, ngọn cờ lý luận của Đảng đã làm sáng tỏ lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, về vai trò của Đảng Cộng sản, về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa... Di sản vô giá đó đã củng cố niềm tin mãnh liệt về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đóng góp quan trọng cho sự phát triển của phong trào cộng sản trên thế giới, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại hiện nay.

Với tầm nhìn chiến lược về tình hình quốc tế trong thế giới đương đại, với những nỗ lực không ngừng góp phần duy trì, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới, Đồng chí mở ra chương mới trong quan hệ giữa nước ta với đối tác quốc tế, thúc đẩy tình hữu nghị giữa Việt Nam với các quốc gia, tăng cường sự đóng góp của Việt Nam bằng nhiều cam kết, hành động thiết thực, kết hợp chặt chẽ sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa đất nước ta tiến lên mạnh mẽ.

Mãnh liệt truyền cảm hứng, lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bằng trí tuệ, tinh thần nhân văn, nhân ái cao cả, bằng ý chí, quyết tâm mạnh mẽ, bằng nhân cách và danh dự người chiến sĩ cộng sản hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, với tâm niệm “Danh dự là điều thiêng liêng cao quý nhất”, Nhà lãnh đạo kiên trung Nguyễn Phú Trọng không ngừng xây dựng Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo đất nước ta, dân tộc ta thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị chiếm vị trí đặc biệt quan trọng đối với đồng chí Nguyễn Phú Trọng. Vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã đi sâu làm rõ về bản chất của Đảng, về xây dựng Đảng cầm quyền từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam. Từ đó, Đồng chí đã cùng Ban Chấp hành Trung ương hoạch định và lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chủ trương chiến lược về xây dựng, chỉnh đốn Đảng; kiên quyết, kiên trì chống chủ nghĩa cá nhân, chống sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, tiêu cực trong Đảng. Đây là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” vô cùng gian nan vất vả làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, khẳng định vai trò tiên phong, bản lĩnh, trí tuệ, để Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn minh”.

Dưới sự lãnh đạo của Đồng chí, lần đầu tiên Đảng ta ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Trên cương vị Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Đồng chí luôn trăn trở, đau đáu với vấn đề xây dựng cơ quan lập pháp thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhân dân, thực sự dân chủ và đại diện cho quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, khả thi, tạo hành lang pháp lý vững chắc cho chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện và phát triển mạnh mẽ đất nước.

Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh, ý thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của văn hóa “Văn hóa là hồn cốt của dân tộc”, “Văn hóa còn thì Dân tộc còn”, Nhà văn hóa lớn Nguyễn Phú Trọng đã dành nhiều tâm huyết và có cống hiến đặc biệt quan trọng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bàn sắc dân tộc, thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đồng chí, sau hơn 70 năm Đảng ta đã tổ chức Hội nghị toàn quốc về văn hóa - mốc son gắn kết tư tưởng và hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, phát huy mạnh mẽ vai trò của văn hóa thực hiện khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

to-lam-doc-dieu-van-tong-bi-thu.jpg
Đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc lời điếu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Với nhãn quan chính trị sâu sắc, nhạy bén, Đồng chí đã nâng tầm tư duy chiến lược, tạo bước phát triển mới cho nền quốc phòng, an ninh và đối ngoại Việt Nam. Đó là tư tưởng về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy; luôn chú trọng xây dựng thế trận lòng dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân cách mạng tinh, gọn, mạnh, thật sự trong sạch, vững mạnh; Quân đội, Công an đoàn kết gắn bó như “hai cánh của một con chim”, như “thanh kiếm và lá chắn”, chung sức, đồng lòng, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, hy sinh, giữ gìn hòa bình, ổn định để phát triển đất nước. Phát huy vai trò tiên phong của nền ngoại giao toàn diện, hình thành và lãnh đạo thực hiện hiệu quả nghệ thuật ngoại giao thời đại mới mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam” trên cơ sở cốt cách con người Việt Nam “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, “hòa hiếu”, “lấy chí nhân thay cường bạo”. Dưới sự dẫn dắt của Đồng chí, Việt Nam trở thành đối tác tin cậy, thành viên tích cực và có trách nhiệm trên trường quốc tế; không ngừng hội nhập sâu rộng, toàn diện vào nền chính trị quốc tế, nền kinh tế thế giới và nền văn minh nhân loại.

Xuyên suốt trong tư tưởng của đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Nhân dân, là con người, là hết lòng, hết sức phục vụ Nhân dân, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa và không ngừng củng cố đoàn kết thống nhất, trước hết là đoàn kết thống nhất trong Đảng, đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế trong sáng. Đồng chí luôn quyết tâm hoạch định và tổ chức thực hiện thắng lợi mọi chủ trương, chính sách hợp lòng dân; kiên định lập trường, quan điểm và thực hành “dân là gốc”, “Nhân dân là chủ thể, trung tâm của công cuộc đổi mới”. Nhà cộng sản chân chính, chí tình, chí nghĩa luôn tâm niệm và yêu cầu toàn Đảng, toàn hệ thống chính trị “phải có trách nhiệm cao nhất với dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Nhân dân”, “liên hệ chặt chẽ với Nhân dân là quy luật tồn tại, phát triển và hoạt động của Đảng, là nhân tố quyết định tạo ra sức mạnh của Đảng”.

Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; mang hết tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết cách mạng, làm việc đến hơi thở cuối cùng, tận tâm, tận lực, tận hiến cho Đảng, cho nước, cho dân; khẳng định một nhân cách lớn, sống trọn cuộc đời vì nước, vì Đảng, vì dân. Đồng chí thực sự là tấm gương tiêu biểu, mẫu mực, sáng ngời về bản lĩnh, đạo đức cách mạng trong sáng, “chí công vô tư”, lối sống giản dị, liêm khiết, chân thành, phong cách làm việc dân chủ, tận tụy, khoa học, sâu sát, quyết liệt, nhất quán giữa nói và làm, tôn trọng và yêu thương con người, rất đỗi gần gũi với Nhân dân; thật sự là hạt nhân quy tụ đoàn kết, thống nhất trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, được cán bộ, đảng viên và Nhân dân, đồng bào ta ở nước ngoài kính trọng, tin tưởng và tự hào, được bạn bè quốc tế trân trọng, đánh giá cao.

Chúng ta thành kính, tôn vinh và biết ơn sâu sắc công lao, cống hiến vô cùng to lớn của Đồng chí Nguyễn Phú Trọng đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Ghi nhận những công lao, cống hiến đặc biệt xuất sắc của Đồng chí, Đảng, Nhà nước đã trân trọng trao tặng Huân chương Sao vàng, phần thưởng cao quý nhất; nhưng hơn hết, Đồng chí mãi mãi thuộc về Tổ quốc và nhân dân.

Kính thưa anh linh đồng chí Nguyễn Phú Trọng!

Hôm nay, chúng tôi có mặt tại đây, cùng đồng bào, chiến sỹ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài, bạn bè quốc tế vô cùng thương tiếc tiễn đưa Đồng chí về cõi vĩnh hằng, về với lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam văn hiến và anh hùng. Đồng chí ra đi nhưng tên tuổi và sự nghiệp, công lao và cống hiến, tài năng và đức độ của Đồng chí sẽ còn sáng mãi trong lịch sử vẻ vang của Đảng ta, dân tộc ta, trong sự tri ân của cán bộ, đảng viên và Nhân dân ta, trong tình cảm của bạn bè quốc tế.

Vĩnh biệt Đồng chí, nhà lãnh đạo kết tinh phẩm giá, nhân cách của Đảng, hiện thân của hòa bình, thống nhất và tiến bộ; toàn Đảng, toàn dân, toàn quân nguyện một lòng thực hiện ước nguyện của Đồng chí, khắc cốt ghi tâm lời căn dặn “Nếu là người, hãy là người Cộng sản”, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, kiên định con đường mà Đảng, Bác Hồ và các thế hệ đi trước, trong đó có Đồng chí đã lựa chọn; đoàn kết, thống nhất, chung sức, đồng lòng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, xây dựng Đảng ta và hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh toàn diện, Nhân dân ta có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, góp phần xây dựng một thế giới tiến bộ, văn minh và đạo đức. Di sản của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ sống mãi trong lịch sử Việt Nam, sẽ được kế thừa và phát huy hơn nữa trong công cuộc đổi mới; thực hiện thành công mục tiêu xây dựng nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, văn minh, hạnh phúc mà Đồng chí trọn đời ấp ủ, phấn đấu hy sinh.

Trong niềm tiếc thương vô hạn, chúng ta thành tâm gửi đến gia quyến đồng chí Nguyễn Phú Trọng lời chia buồn sâu sắc nhất trước nỗi đau thương mất mát không gì bù đắp được.

Xin kính cẩn nghiêng mình vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến - Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc của chúng ta.

Gia quyến Tổng Bí thư đáp từ

Thay mặt gia đình, anh Nguyễn Trọng Trường, con trai Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đáp từ:

Bố chúng cháu sau một thời gian lâm bệnh nặng, mặc dù đã được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, y bác sĩ đầu ngành tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao bệnh nặng, đã đã từ trần hồi 13 giờ 38 phút ngày 19-7-2024 (tức ngày 14 tháng 6 năm Giáp Thìn), tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, hưởng thọ 80 tuổi.

Bố chúng cháu không còn nữa mang đến nỗi đau sâu sắc đối với gia đình, nhất là mẹ cháu.

nguyen-phu-truong.jpg
Đại diện gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có lời đáp từ. Ảnh: TTXVN

Từ khi bố chúng cháu lâm bệnh đến tận những giây phút cuối cùng, và trong suốt quá trình tổ chức tang lễ, gia đình luôn nhận được rất nhiều tình cảm động viên, chia sẻ chân tình, sự giúp đỡ của Đảng, nhà nước, các cơ quan, đơn vị Trung ương, địa phương, các ông bà, các bác, các cô chú, anh chị em; tình cảm của nhân dân cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

“Mẹ cháu và toàn thể gia đình xin bày tỏ lòng sự trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc, chân thành nhất.

Tại thời khắc này, một lần nữa, cháu xin cảm ơn tới các bác, các cô, các chú lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, nhà nước; lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao các cơ quan đoàn thể Trung ương và địa phương, các quý vị đại biểu, các ông bà, các cô chú, anh chị em, đồng bào ta và bạn bè quốc tế đã đến viếng và tiễn đưa bố chúng cháu về nơi an nghỉ cuối cùng.

Gia đình xin cảm ơn các cơ quan đoàn thể Trung ương, địa phương, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Nhà tang lễ quốc gia đã chuẩn bị chu đáo trong những ngày tang lễ.

Các cơ quan, thông tấn, báo chí đã đưa tin kịp thời về lễ tang.

Trong quá trình tổ chức tang lễ chắc chắn không tránh khỏi sơ suất và gây ra phiền hà cho bà con, gia đình xin được lượng thứ.

Người dân chờ đợi đưa tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trên khắp các con đường ở Hà Nội, người dân chờ đợi tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Từ sáng sớm nay, ông Trương Việt Cường, cán bộ cơ sở phường Tràng Tiền, cùng các cán bộ địa phương đã bắt đầu công tác thắt chặt an ninh khu vực ngã tư Tràng Tiền - Hàng Khay.

Người đàn ông 79 tuổi này tự hào nói: “Tôi có cơ hội sinh hoạt đoàn thanh niên trong gần 2 năm với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông còn là sinh viên Đại học Tổng hợp. Đó là một sĩ phu Bắc Hà, một người vì nước vì dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân”.

Dưới cái nắng gay gắt giữa hè, hôm nay ngã tư này đông đúc, chật chội, ngột ngạt hơn hẳn ngày thường. Nhưng ông Cường vẫn không thấy mệt mỏi, vất vả gì. Trong niềm tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người bạn cũ của mình, ông Cường cho biết còn có cảm giác tự hào khi nhân dân cả nước đều đang hướng về Thủ đô, và mọi người đều chung lòng, biết ơn, có mặt ở đây lưu luyến tiễn đưa Tổng Bí thư về cõi vĩnh hằng.

h1.jpg
h1.jpeg
h3.jpeg
h4.jpg
h5.jpg
Ảnh: MINH TRÚC, NGUYỄN HINH
L3.jpeg
L1.jpeg
L2.jpeg
Những hình ảnh tại Nhà Văn hóa thôn Lại Đà. Ảnh: NGUYỄN VỮNG
Lễ tiễn đưa Tổng Bí thư tại Nhà tang lễ

Một số hình ảnh tại Lễ tiễn đưa Tổng Bí thư tại Nhà tang lễ:

tien-dua-tong-bi-thu-1.jpg
Nghi thức rước Tổng Bí thư Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bắt đầu lễ di quan. Ảnh: TTXVN
tien-dua-tong-bi-thu-2.jpg
Nghi thức rước Tổng Bí thư Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bắt đầu lễ di quan. Ảnh: TTXVN
 le-tien-tong-bi-thu-tai-nha-tang-le-11.jpg
Nghi thức rước Tổng Bí thư Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bắt đầu lễ di quan. Ảnh: PHI HÙNG
tien-dua-tong-bi-thu.jpg
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuyển linh cữu Tổng Bí thư. Ảnh: TTXVN
 le-tien-tong-bi-thu-tai-nha-tang-le-116.jpg
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuyển linh cữu Tổng Bí thư. Ảnh: PHI HÙNG
le-tien-tong-bi-thu-tai-nha-tang-le-114.jpg
Các lãnh đạo Đảng, Nhà nước chuyển linh cữu Tổng Bí thư. Ảnh: PHI HÙNG
le-tien-tong-bi-thu-tai-nha-tang-le-113.jpg
Ảnh: PHI HÙNG
le-tien-tong-bi-thu-tai-nha-tang-le-110.jpg
Ảnh: PHI HÙNG
le-tien-tong-bi-thu-tai-nha-tang-le-117.jpg
Ảnh: PHI HÙNG
le-tien-tong-bi-thu-tai-nha-tang-le-19.jpg
Ảnh: PHI HÙNG
le-tien-tong-bi-thu-tai-nha-tang-le-17.jpg
Ảnh: PHI HÙNG
le-tien-tong-bi-thu-tai-nha-tang-le-15.jpg
Ảnh: PHI HÙNG
le-tien-tong-bi-thu-tai-nha-tang-le-18.jpg
Ảnh: PHI HÙNG
le-tien-tong-bi-thu-1.jpg
Ảnh: PHI HÙNG
le-tien-tong-bi-thu.jpg
Ảnh: PHI HÙNG
Đại diện gia đình và lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi vòng quanh linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối
vong-quanh-linh-cuu.jpg
vong-quanh-linh-cuu-1.jpg
vong-quanh-linh-cuu-2.jpg
vong-quanh-linh-cuu-3.jpg
-vong-quanh-linh-cuu4.jpg
Chủ tịch nước Tô Lâm và các đại biểu đi quanh linh cữu lần cuối, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
vong-quanh-linh-cuu-5.jpg
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
Lễ di quan linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
le-di-quan.jpg
le-di-quan-1.jpg
Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được đưa ra linh xa
dua-tong-bi-thu-dua-ra-linh-xa.jpg
Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được đưa ra linh xa.
dua-tong-bi-thu-dua-ra-linh-xa-1.jpg
Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được đưa ra linh xa.
phu-quoc-ky.jpg
Quốc kỳ được phủ lên linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
phu-quoc-ky-1.jpg
Quốc kỳ được phủ lên linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
long-kinh-linh-xa.jpg
Lồng kính đã được đóng lại, bảo vệ linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
long-kinh-linh-xa-1.jpg
Lồng kính đã được đóng lại, bảo vệ linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Người dân đứng chờ tiễn Tổng Bí thư một đoạn đường

Ông Đỗ Văn Thảo, 73 tuổi, trú tại Cầu Diễn dù năm nay đã tuổi cao sức yếu, chân không còn đi vững do một số bệnh tật nhưng ông vẫn muốn đễn Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối. Ông chia sẻ, với những người sinh ra trong thời của ông, hiếm ai xuất sắc như Tổng Bí thư.

ong-thao-tien.jpg
Ông Đỗ Văn Thảo.

“Ở thời điểm hiện tại, tuy tôi có bệnh tật nhưng đã được nghỉ hưu, có nhiều thời gian bên con cháu. Còn Tổng Bí thư vẫn phải làm việc, cống hiến vì nước vid dân đến hơi thở cuối cùng" - ông Thảo nói.

m3.jpeg
m4.jpeg
m2.jpeg
m7.jpeg
m8.jpeg
Ảnh: TRỌNG PHÚ - ĐẠI THANH
Linh xa chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hướng về Nghĩa trang Mai Dịch

Linh xa chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu rời Nhà tang lễ Quốc gia hướng về Nghĩa trang Mai Dịch. Khi Linh xa chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua quảng trường trước cổng nhà hát Lớn, hàng người đứng kín hai bên đường tự động bỏ ô xuống. Nhiều người đồng thanh hô vang Việt Nam muôn năm! Vĩnh biệt Tổng Bí thư.

linh-xa.jpg
n1.jpg
n2.jpg
n3.jpg
n5.jpg
Linh xa chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua quảng trường trước cổng nhà hát Lớn. Ảnh: TRỌNG PHÚ
nguoi-dan-tien-biet-2.jpg
Người dân tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trước quảng trường trước cổng nhà hát Lớn. Ảnh: TRỌNG PHÚ
linh-xa-tong-bi-thu.jpeg
ẢNH: NGUYỄN HINH
Di-chuyen-qua-cac-pho-tong-bi-thu.jpg
Đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua phố Tràng Tiền hướng về phố Hàng Khay (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Ảnh: TRỌNG PHÚ
pho-tran-duy-huong-tong-bi-thu-2.jpg
Đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua phố Trần Duy Hưng. Ảnh: TRỌNG PHÚ
nguoi-dan-tran-duy-hung.jpg
Người dân đứng tiễn biệt Tổng Bí thư khi linh xa di chuyển qua phố Trần Duy Hưng. Ảnh: TRỌNG PHÚ
pho-tran-duy-huong-tong-bi-thu.jpg
Đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi qua phố Trần Duy Hưng. Ảnh: TRỌNG PHÚ
nguoi-dan-tien-biet.jpg
Người dân đứng tiễn biệt Tổng Bí thư khi linh xa di chuyển qua phố Nguyễn Chí Thanh. Ảnh: NGỌC DIỆP
nguoi-dan-tien-biet-1.jpg
Người dân khóc tiễn biệt Tổng Bí thư. Ảnh: TRỌNG PHÚ
Linh xa chở lĩnh cữu Tổng Bí thư đã về tới Nghĩa trang Mai Dịch

Linh xa chở linh cữu Tổng Bí thư về tới Nghĩa trang Mai Dịch, nơi ông sẽ yên nghỉ sau một cuộc đời vì nước vì dân.

nghia-trang-mai-dich-1.jpg

Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa rẽ vào Nghĩa trang Mai Dịch trong sự đón tiếp nồng ấm của người dân.

Tất cả người dân không ai bảo ai đồng thanh hô "Bác Trọng muôn năm, âm thanh đó cứ ngày một lớn dần khi linh cữu ông đi qua.

Có người vì quá xúc động đã bật khóc lẫn trong tiếng hô vang đó....

nghia-trang-mai-dich-2.jpg
nghia-trang-mai-dich.jpg
nghia-trang-mai-dich-3.jpg
Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vừa rẽ vào Nghĩa trang Mai Dịch trong sự đón tiếp nồng ấm của người dân.
nghia-trang-mai-dich-4.jpg
Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến Nghĩa trang Mai Dịch trong sự đón tiếp nồng ấm của người dân. Ảnh: MINH TRÚC
truc-5.jpg
truc-7.jpg
Linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đưa vào vị trí, chuẩn bị cho Lễ an táng
chuan-bi-an-tang.jpg
Ảnh: TTXVN
chuan-bi-an-tang-1.jpg
Ảnh: TTXVN
chuan-bi-an-tang-2.jpg
Đại tá Nguyễn Thiện Ngọc, Đoàn trưởng Đoàn Nghi lễ Quân đội, điều hành Lễ an táng. Ảnh: TTXVN
Lễ hạ huyệt diễn ra đúng 15 giờ ngày 2-/7

Đúng 15 giờ ngày 26-7, Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được cử hành trọng thể tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.

le-ha-huyet.jpg
Ảnh: TTXVN
le-ha-huyet-1.jpg
Ảnh: TTXVN

Đại diện gia đình và lãnh đạo Đảng, Nhà nước thả hoa và đất xuống phần mộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau khi đội Tiêu binh thực hiện nghi lễ hạ huyệt, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí, đồng bào, bạn bè quốc tế và gia đình đã thả hoa, tiễn đưa đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng.

GIA-DINH-THA-HOA-DAT-XUONG-MO.jpg
Đại diện gia đình và lãnh đạo Đảng, Nhà nước thả hoa và đất xuống phần mộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Trong niềm tiếc thương sâu sắc, các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí, đồng bào, bạn bè quốc tế và gia đình dành một phút mặc niệm vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, một trí tuệ lớn, tài năng lớn của cách mạng Việt Nam, đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.

mac-niem-truoc-gio-tang.jpg
Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu trong nước và quốc tế mặc niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
GIA-DINH-THA-HOA-DAT-XUONG-MO-1.jpg
Đại diện gia đình và lãnh đạo Đảng, Nhà nước thả hoa và đất xuống phần mộ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
GIA-DINH-THA-HOA-DAT-XUONG-MO-2.jpg
Ảnh: TTXVN

Trong niềm thương tiếc khôn nguôi, thay mặt Ban Tổ chức Lễ tang và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các đồng chí đại biểu khách quý và đồng bào, đồng chí cả nước, các đơn vị lực lượng vũ trang, các nhân sĩ, trí thức, chức sắc tôn giáo, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức quốc tế đã đến viếng, gửi vòng hoa, điện chia buồn, dự Lễ truy điệu, Lễ an táng và tiễn đưa đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về nơi an nghỉ cuối cùng.

luong-cuong-le-an-tang.jpg
Đồng chí Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Lễ tang, lên phát biểu ý kiến sau Lễ an táng. Ảnh: TTXVN

Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí, đồng bào, bạn bè quốc tế và gia đình đã đi vòng quanh mộ vĩnh biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc, một tấm gương sáng ngời về học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, người đảng viên cộng sản kiên trung, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.

tien-biet-lan-cuoi.jpg
Đại diện gia đình và lãnh đạo Đảng, Nhà nước thắp hương, đi vòng quanh phần mộ, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN
tien-biet-lan-cuoi-1.jpg
Đại diện gia đình và lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi vòng quanh phần mộ, tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm