Thời hạn khoản vay là 35 năm trong đó có 10 năm ân hạn và lãi suất 0%.
Mục tiêu của Dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Đức nhằm xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và khung khổ chính sách để Trường Đại học Việt-Đức trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu ở Việt Nam, đạt trình độ khu vực và quốc tế.
Quy mô thiết kế của dự án Trường Đại học Việt-Đức là 5.000 sinh viên, trong đó 50% là đào tạo sau đại học. Các ngành nghề đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Việt-Đức thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao, khoa học sức khỏe, quản lý-kinh doanh và các ngành là thế mạnh của Đức.
Cụ thể, lĩnh vực bao gồm kỹ thuật điện và công nghệ thông tin; kỹ thuật xây dựng và dân dụng; công nghệ sinh học; kinh tế và kỹ thuật công nghiệp; kỹ thuật cơ khí và chế biến; khoa học máy tính; khoa học tự nhiên.
Dự án này được hỗ trợ kỹ thuật của nhóm chuyên gia Đức. Thông qua nhóm 38 trường đại học Đức là đối tác tham gia dự án, Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức dự kiến tài trợ cho việc xây dựng và thực hiện các chương trình giảng dạy ở Việt Nam và chi lương cho các giảng viên, cán bộ phía Đức sang làm việc.
Tại lễ ký kết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đánh giá cao nỗ lực của WB trong việc hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc tăng cường năng lực và phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Thống đốc cũng khẳng định, dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Đức có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam.
Dự án sẽ được thực hiện từ năm 2010 đến tháng 11/2017./.
Mục tiêu của Dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Đức nhằm xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị và khung khổ chính sách để Trường Đại học Việt-Đức trở thành một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học công nghệ hàng đầu ở Việt Nam, đạt trình độ khu vực và quốc tế.
Quy mô thiết kế của dự án Trường Đại học Việt-Đức là 5.000 sinh viên, trong đó 50% là đào tạo sau đại học. Các ngành nghề đào tạo và lĩnh vực nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Việt-Đức thuộc các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ cao, khoa học sức khỏe, quản lý-kinh doanh và các ngành là thế mạnh của Đức.
Cụ thể, lĩnh vực bao gồm kỹ thuật điện và công nghệ thông tin; kỹ thuật xây dựng và dân dụng; công nghệ sinh học; kinh tế và kỹ thuật công nghiệp; kỹ thuật cơ khí và chế biến; khoa học máy tính; khoa học tự nhiên.
Dự án này được hỗ trợ kỹ thuật của nhóm chuyên gia Đức. Thông qua nhóm 38 trường đại học Đức là đối tác tham gia dự án, Chính phủ Cộng hòa liên bang Đức dự kiến tài trợ cho việc xây dựng và thực hiện các chương trình giảng dạy ở Việt Nam và chi lương cho các giảng viên, cán bộ phía Đức sang làm việc.
Tại lễ ký kết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đánh giá cao nỗ lực của WB trong việc hỗ trợ Việt Nam trong công cuộc tăng cường năng lực và phát triển giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học. Thống đốc cũng khẳng định, dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Đức có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở Việt Nam.
Dự án sẽ được thực hiện từ năm 2010 đến tháng 11/2017./.
Theo Hải Yến (TTXVN/Vietnam+)