Như đã đưa tin, sáng 21-1, phiên sơ thẩm xét xử vụ án liên quan đến sự cố chạy thận khiến 9 người tử vong tại BV đa khoa tỉnh Hòa Bình tiếp tục làm việc.
Đáng chú ý, HĐXX đã thông tin về kết quả xác định đối với chứng cứ “đầu độc chết người” mà LS Phạm Quang Hưng, người bào chữa cho bị cáo Đỗ Anh Tuấn, giám đốc công ty CP Thiên Sơn, đưa ra vào chiều ngày 19-1.
HĐXX bác bỏ chứng cứ của LS Phạm Quang Hưng cho rằng có dấu hiệu "đầu độc chết người"
Theo HĐXX, sau khi thảo luận và làm các thủ tục tiếp nhận có sự tham gia chứng kiến của đại diện VKS, LS không cung cấp được chứng cứ gì mà chỉ đưa bản đề nghị xem xét dựa trên suy luận cho rằng nguyên nhân gây chết người là do nguyên nhân khác.
HĐXX cho rằng tất cả chứng cứ mới đều đã được đưa ra tại phiên tòa. Việc cung cấp này đã ảnh hưởng đến quá trình xét xử, ảnh hưởng nhận thức và dẫn đến "suy diễn sai lệch của những người không hiểu biết". HĐXX đề nghị LS khi cung cấp chứng cứ phải chính xác, tránh mập mờ để nhân dân không hiểu theo hướng sai.
Về phía VKS, kiểm sát viên cho rằng LS Hưng chỉ có bản đề nghị xem xét lại hướng điều tra vụ án, đây là quan điểm và phân tích mang tính cá nhân của LS. VKS xác định việc này gây ảnh hưởng đến phiên tòa, dẫn đến cơ quan báo chí và dư luận hiểu sai về vụ án. Do đó, đề nghị HĐXX xử lý đối với LS Phạm Quang Hưng.
Trong trường hợp này, LS Hưng sẽ bị xử lý thế nào theo quy định của pháp luật?
LS Trương Anh Tú, Đoàn LS TP Hà Nội:
Chưa có cơ sở để xử lý
Trong một phiên tòa, LS có quyền được đưa ra các chứng cứ mới, còn việc đánh giá chứng cứ đó ra sao thì thuộc về thẩm quyền của HĐXX.
Thực tế, mỗi LS đều được cấp chứng chỉ hành nghề, nghĩa là họ đủ năng lực, nhận thức và trách nhiệm đối với bản thân. Khi LS đưa ra một chứng cứ mới, họ đứng dưới góc độ nhận thức của mình dựa trên những tài liệu có trong hồ sơ vụ án chứ không phải thích nói gì là nói.
Quan điểm cho rằng việc đề nghị cung cấp chứng cứ mới làm ảnh hưởng tới quá trình xét xử cũng cần phải đánh giá một cách toàn diện, bởi vụ án được xét xử trong nhiều ngày, không thể nói vì LS cung cấp chứng cứ mới mà phải tạm dừng, dẫn tới ảnh hưởng tới phiên tòa.
Cần thấu đáo đánh giá khi cho rằng việc LS Phạm Quang Hưng cung cấp chứng cứ mới gây hiểu nhầm cho dư luận và người dân về vụ án. Bởi như đã nói ở trên, LS hoàn toàn dựa vào hồ sơ vụ án cũng như quan điểm riêng của mình. Do vậy, việc đề nghị xử lý là chưa có cơ sở.
LS Vũ Thị Nga, VP luật sư Công Lý Việt):
Phải chứng minh được động cơ, mục đích
Tất cả hành vi bị xử lý phải dựa trên đầy đủ các yếu tố mà pháp luật hình sự quy định, trong đó cơ quan ra quyết định xử lý phải chứng minh được LS Hưng có động cơ, mục đích… như nhận định của đại diện VKS hay không.
Tại phiên tòa, LS có quyền đưa ra những chứng cứ, phát biểu quan điểm dựa trên hồ sơ vụ án và các tình tiết, diễn biến trong quá trình thu thập chứng cứ. Đánh giá chứng cứ thuộc thẩm quyền của các cơ quan tiến hành tố tụng, cụ thể ở đây là HĐXX.
Việc đại diện VKS cho rằng đề nghị của LS Hưng đã gây ảnh hưởng đến quá trình xét xử, dẫn đến dư luận hiểu sai về sự thật khách quan của vụ án là còn chủ quan, bởi lẽ trong giai đoạn xét xử, thẩm quyền quyết định cho dừng phiên tòa hay không là thuộc HĐXX chứ LS Hưng không có quyền quyết định dừng phiên tòa.
Mặt khác, không thể chỉ dựa trên đề nghị của LS mà có thể làm cho dư luận hiểu sai về sự thật khách quan của vụ án.
Tôi cũng cho rằng quyết định cho dừng phiên tòa (ngày 19-1) của HĐXX là không cần thiết, bởi vụ án đang trong giai đoạn xét xử, thẩm quyền thuộc TAND, những người tham gia tố tụng khác muốn cung cấp chứng cứ thì phải cung cấp trực tiếp cho HĐXX chứ không phải là CQĐT hay VKS. Do đó, HĐXX có quyền từ chối việc dừng phiên tòa và yêu cầu LS cung cấp các tình tiết mới cho thư ký.
Trong trường hợp HĐXX chứng minh được động cơ, mục đích của LS Hưng nhằm khiến cho dư luận hiểu sai hoặc làm gián đoạn, mất thời gian của HĐXX… thì phải chuyển cho CQĐT làm rõ theo thủ tục tố tụng. Khi có kết quả xác định cuối cùng thì mới có đủ căn cứ xem xét trách nhiệm.
Chưa gây hậu quả vì chưa công khai tại tòa
Vi phạm quy tắc ứng xử của luật sư
Kỷ luật đối với luật sư Luật sư có hành vi vi phạm quy định của Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Nội quy Đoàn Luật sư, Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư và các quy định khác của Liên đoàn, Đoàn Luật sư thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây: a) Khiển trách; b) Cảnh cáo; c) Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng; d) Xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư. (Trích Điều 40 Điều lệ Liên đoàn LS Việt Nam) |