Vụ đổ chất thải lên thịt heo: Có thể xử lý hình sự

Đây là ý kiến chung của một số bạn đọc khi bài viết “Người bán thịt heo bị đổ chất thải đầy bàn thịt” được đăng tải.

Vụ việc xảy ra ở chợ Lương Văn Can (phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng). Chị Đỗ Thị Xuyến quê xã Kiến Quốc, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng là nạn nhân trực tiếp của vụ việc. Trước đó mấy ngày, gia đình bà Vinh (một tiểu thương bán thịt heo tại chợ) có đe dọa chị Xuyến không được bán thịt heo ở nơi khác đến và bán với giá chỉ 40.000 đồng/kg nhưng chị Xuyến vẫn bán thịt bình thường.

Sáng 11-5, chị Nguyễn Thị Hoa, con bà Vinh cùng một người nữa đổ chất thải lên phản thịt của chị Xuyến khi chị này mới chuẩn bị bán hàng. Sự việc đang được các cơ quan chức năng xử lý.

Bạn đọc Thái Thanh Nhãn, quận Bình Tân, TP.HCM bức xúc: “Lý do của người đổ chất thải lên thịt do chị Xuyến bán là một lý do không thể chấp nhận được và hành động này vô nhân tính. Bởi hiện nay người dân cả nước đang chung tay giải cứu thịt heo cho người chăn nuôi khi thời điểm giá thịt heo hơi xuống thấp. Người chăn nuôi thì điêu đứng, trong khi tại các chợ giá vẫn giữ nguyên và như thế người được lợi nhất vẫn là thương lái và người bán thịt. Tôi thấy hành động này chẳng những ích kỷ mà còn không có tính người. Pháp luật nên trừng trị những người này”.

Người phụ nữ với phản thịt heo bị đổ chất thải.

“Ở quê tôi nghề nuôi heo là một nghề thịnh hành nhưng mấy tháng nay nhiều người bị vỡ nợ vì giá heo xuống đến chóng mặt. Có người thì bán tháo rồi vay tiền nóng để bù lỗ, có người phải tự giết mổ rồi chạy xe máy khắp nơi bán mong lấy lại vốn. Trong lúc nông dân đang khốn đốn và vô tình chạm tới lợi ích của những tiểu thương thì bị đối xử như thế quả là không thể chấp nhận được” - bạn đọcNguyễn Thanh Phương, Long An nói.

Bạn đọc Cao Thiện bày tỏ: “ Hành động giống dân chợ đen quá, cơ quan chức năng phải xử nghiêm mới được!”.

Người đổ chất thải có thể bị xử lý hình sự

Theo thông tin báo nêu, nếu người đổ dầu nhớt vào thịt heo làm hư hỏng thì tùy theo tính chất mức độ mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Tại khoản 1 Điều 143 Bộ luật Hình sự quy định người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Trường hợp, chưa đến mức xử lý hình sự thì người  bị phạt hành chính quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013.

Cụ thể, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đến 5 triệu đồng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác và người vi phạm có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người có tài sản.

Luật sư Lê Văn Hoan (Đoàn Luật sư TP.HCM)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ra quân bắt chó thả rông, không rọ mõm

Ra quân bắt chó thả rông, không rọ mõm

(PLO)- Đội bắt chó thả rông của UBND phường Hiệp Bình Chánh, TP Thủ Đức, TP.HCM tiếp tục ra quân bắt giữ chó thả rông, không rọ mõm, xử phạt thêm nhiều trường hợp chủ nuôi vi phạm.

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

TP.HCM đề xuất quản lý chó, mèo: Hợp lý!

(PLO)- Chủ nuôi chó, mèo phải đáp ứng điều kiện nuôi để chính quyền dễ quản lý, giảm tình trạng một nhà nuôi số lượng lớn làm ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.