Vụ Navibank: Tòa bác các kiến nghị triệu tập thẩm phán

Hôm nay (12-3), TAND TP.HCM tiếp tục phiên xử vụ cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Việt (Navibank) sau các ngày tạm ngừng.

Đáng chú ý là trước đó, 12 luật sư (LS) bào chữa cho ‪8/10 bị cáo đã có hai đơn kiến nghị. Cụ thể, một đơn đề nghị HĐXX triệu tập ông Quảng Đức Tuyên - thẩm phán TAND Tối cao tại TP.HCM (hiện nay ông Tuyên là phó chánh án TAND Cấp cao tại TP.HCM) đến phiên tòa xét xử.

Trước đó, ông Tuyên là thẩm phán chủ tọa phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án Huỳnh Thị Huyền Như và đồng phạm giai đoạn 1. Ngoài ra, các luật sư còn có đơn yêu cầu triệu tập các điều tra viên và kiểm sát viên (KSV) đến tòa.

Vụ Navibank: Tòa bác các kiến nghị triệu tập thẩm phán ảnh 1

Các luật sư tại tòa sáng nay.

Mở đầu phiên tòa, chủ tọa phiên xử thẩm phán Vũ Thanh Lâm thay mặt HĐXX thông báo VKSND Tối cao đã bổ sung đầy đủ các tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của tòa án trước đó. Và các chứng cứ này là có trong hồ sơ vụ án Huỳnh Thị Huyền Như lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Về kiến nghị của các LS tiếp tục triệu tập các điều tra, KSV, HĐXX xét thấy qua xét hỏi và thủ tục phiên tòa có đại diện VKSND TP.HCM được ủy quyền công tố vụ án sẽ trả lời những vấn đề LS cho có mâu thuẫn trong phần tranh luận. Việc kiến nghị triệu tập này của các LS là không cần thiết.

Về việc triệu tập thẩm phán Quảng Đức Tuyên, HĐXX thấy các LS hiểu chưa đúng tố tụng.

Bản án này phúc thẩm đã tuyên là của một HĐXX không phải của một cá nhân. Bản án trên cũng đã có hiệu lực pháp luật. Thẩm quyền xem xét lại bản án có hiệu lực này không thuộc HĐXX. Từ đó tòa bác kiến nghị của các LS.

Phiên xử đang tiếp tục với phần xét hỏi bổ sung.

2 quan điểm vụ chủ tiệm vàng bán rẻ tài sản cho con

2 quan điểm vụ chủ tiệm vàng bán rẻ tài sản cho con

(PLO)- Vụ án hiện có hai quan điểm: Một là biết mình phải trả nợ mà đi bán rẻ tài sản duy nhất là cố ý né việc trả nợ; hai là tài sản không bị ngăn chuyển dịch thì được chuyển dịch. Quan điểm nào mới hợp tình, hợp lý?
Án xử gây thiệt hại cho bị cáo bị VKS kháng nghị

Án xử gây thiệt hại cho bị cáo bị VKS kháng nghị

(PLO)- Kháng nghị cho rằng vụ án không thuộc trường hợp không xác định được bị hại và cũng không thuộc trường hợp bị hại không yêu cầu bồi thường nên không thể cho rằng tiền có được từ việc bán tài sản do trộm cắp mà có là thu lợi bất chính.