Vụ sập biệt thự kiểu Pháp: Thứ trưởng Bộ Xây dựng đưa ra 4 yêu cầu

Hiện tại các bệnh nhân bị thương được cấp cứu tại bệnh viện Việt Đức. Một số bệnh viện lân cận như Bạch Mai cũng sẽ sẵn sàng ứng cứu khi cần thiết. 

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng, hướng giải quyết sắp tới là tiếp tục đào bới và đưa những người bị thương ra ngoài. Thứ 2 là khoanh vùng và hạn chế cấm đi lại trong tầm ảnh hưởng của biệt thự. Thứ 3 là tháo dỡ phần đổ vỡ. Thứ 4 là kiểm định lại các kết cấu còn lại. Hiện tại đội cứu hộ đang tích cực giải phóng vật liệu xây dựng rơi từ trên xuống.

Toàn cảnh hiện trường nhìn từ trên xuống. ẢNH: VIẾT THỊNH.

Chiều tối ngày 22-9, trao đổi với PV Pháp luật TP.HCM ông Nguyễn Quang Huy – Phó Phòng quản lý kỹ thuật và giám định chất lượng Sở Xây dựng TP. Hà Nội cho biết, theo quy định, khi xảy ra sự cố xập nhà như vậy trách nhiệm thuộc về đơn vị quản lý, sử dụng. Nhà này do Tổng công ty Đường sắt quản lý, sử dụng, cụ thể là Ban quản lý dự án đường sắt khu vực 1. Tổng công ty Đường sắt phải chịu trách nhiệm kiểm định, đánh giá, phải định kỳ đánh giá an toàn chịu lực và đảm bảo an toàn trong quá trình khai thác sử dụng. Nếu thấy không đảm bảo an toàn, thì phải có biện pháp xử lý.

Trước đó, vụ sập tầng 2 căn biệt thự kiểu Pháp tại ngõ 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, (gần ga Hà Nội) trưa nay 22-9 đã khiến hai người thiệt mạng, 6 người bị thương.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Lê Quang Hùng tại hiện trường vụ sập biệt thự kiểu Pháp.

Nạn nhân không may mắn đầu tiên bị tử vong trong vụ tai nạn là chị Lê Thị Hường, bán rau tại khu vực tầng 1 của tòa nhà (chưa rõ nơi thường trú). Chị Hường được đưa vào bệnh viện Việt Đức lúc 15 giờ và tử vong sau đó 10 phút.

Đến khoảng 18 giờ 6 phút chiều nay, Bệnh viện Việt Đức tiếp nhận thêm 1 nữ nạn nhân trong vụ sập nhà 107, phố Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tuy nhiên, nạn nhân này tử vong sau khoảng 15 phút nhập viện.

Nạn nhân tên là Trần Thị Nga, sinh năm 1979. Mặc dù được các bác sỹ trực cấp cứu của Bệnh viện Việt Đức cấp cứu kịp thời nhưng chỉ sau ít phút nạn nhân đã tử vong. Có thể đây là nạn nhân cuối cùng của vụ tai nạn này. Như vậy, đến tối nay, đã có 2 nạn nhân tử vong và 6 nạn nhân đang điều trị tại các bệnh viện Việt Đức, Bạch Mai và Xanh- pôn.

Danh sách nạn nhân trong vụ sập do UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cung cấp như sau:

1- Bà Lê Thị Hồng (sinh năm 1968), quê Thường Tín, bán rau tại khu vực sát tầng 1 tòa nhà. Nạn nhân này đưa vào bệnh viện lúc 15g, tử vong lúc 15g10

2- Bà Vũ Thị Bích Hằng (1978), hộ khẩu thường trú 107 Trần Hưng Đạo, Hà Nội, bị chấn thương sọ não, chấn thương xương chậu.

3- Ông Trần Văn Nức (1971) hộ khẩu thường trú thôn Sâm Khúc, Việt Lâm, Hưng Yên, bị thương tích ở chân.

4- Bà Tào Thị Hiện (1965) ở Thanh Oai, Hà Nội, bị thương tích ở chân.

5- Bà Trần Thị Nga (khoảng hơn 60 tuổi), đưa vào bệnh viện lúc 15g15 trong tình trạng bị co giật, mất ý thức, hiện đang cấp cứu tại bệnh viện Bạch Mai.

6- Bà Nguyễn Thị Tiêu (m 1951), bị tường đổ vào người.

7- Bà Trần Thị Nga (sinh năm 1979), bị kẹt khi tòa nhà sập. Lực lượng cứu hộ tìm thấy vào khoảng 18 giờ chiều nay nhưng đã tử vong tai bệnh viện.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới