Nhà giàn DKI/14 nằm giữa biển nước mênh mông là chủ quyền thiêng liêng nơi thềm lục địa phía Nam của Tổ Quốc, những khi thời tiết xấu, gió to, sóng lớn việc tiếp cận gặp không ít khó khăn. Ảnh: NT |
Vừa qua, Đoàn công tác số 5 với 164 thành viên từ TP.HCM có chuyến thăm, làm việc, tặng quà tại các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DKI/14. Ảnh: NT |
Đoàn công tác số 5 tiếp cận Nhà giàn DKI/14 vào ngày 25-4, đúng lúc gió to, sóng lớn cao khoảng 2 mét, việc tiếp cận đưa người và hàng hóa lên vô cùng khó khăn, nguy hiểm. Ảnh: NT |
Lực lượng trên Nhà giàn DKI/14 và lực lượng thuộc tàu KN-290 phía dưới xuồng phải hiệp đồng một cách chính xác, đầy kinh nghiệm để đưa hơn 100 người thuộc đoàn công tác cùng số lượng hàng hóa khá nhiều lên trên. Ảnh: NT |
Trong chuyến hải trình kéo dài 7 ngày của Đoàn công tác số 5, việc tiếp cận các đảo có phần dễ dàng hơn so với việc tiếp cận, lên nhà giàn DKI/14 do điều kiện bất lợi của thời tiết. Ảnh: NT |
Các thành viên trong đoàn công tác nhiều người dù say sóng, mệt mỏi suốt chuyến đi nhưng vẫn xuống cano, lên Nhà giàn DKI/14 để thăm hỏi, động viên lực lượng đang làm việc trên nhà dàn - cột mốc chủ quyền nơi thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc. Ảnh: NT |
Chứng kiến sự vất vả, chuyên nghiệp của những người lính hải quân khi đưa người lên trên, các thành viên trong đoàn công tác không khỏi có những pha "thót tim". Ảnh: NT |
Cả lực lượng trên cano và trên nhà dàn phải lựa những lúc con sóng đẩy cano lên để hướng dẫn các thành viên trong đoàn công tác bám vào bậc thang và được dìu lên trên. Ảnh: NT |
Mỗi lần đưa được một cano với khoảng 10 thành viên lên được nhà dàn mất rất nhiều thời gian do sóng lớn. Những ai lên được thì người phía trên đều vỗ tay chúc mừng. Ảnh: NT |
Việc đưa hàng hóa lên nhà dàn cũng gặp không ít khó khăn, do túi chứa hàng bị gió thổi bay. Lực lượng trên nhà dàn phải dùng dây câu để đôi, móc lại. Ảnh: NT |
Hàng hóa sẽ được một cano khác đưa lên bằng cần cẩu cao hàng chục mét. Ảnh: NT |
Trước đó, Đoàn công tác số 5 cũng vào thăm, tặng quà, động viên các cán bộ chiến sĩ trên đảo An Bang. Đây là đảo khá khó tiếp cận nếu thời tiết xấu. Ảnh: NT |
Đại úy Phan Văn Anh, Chính trị viên đảo An Bang cho biết ở đảo do rất khó khăn khi có xuồng chở các đoàn vào thăm, làm việc nên ở đây có một tổ có nhiệm vụ là đưa, rước những người đến đảo lên xuống cano. Ảnh: NT |
"Địa hình hải văn của đảo An Bang rất phức tạp, tàu thuyền vào đảo nếu có sóng hơi lớn thì khó khăn. Xác định được địa hình hải văn khó khăn như vậy, ngay từ ngày đầu bước chân lên đảo thì chỉ huy đảo đã phổ biến, xây dựng, tổ chức các đồng chí có sức khỏe tốt, biết bơi...tổ chức luyện tập thành thục bắt kéo giữ cano để đưa đón đoàn vào đảo công tác" - Đại úy Anh nói. Ảnh: NT |
Mỗi khi đưa một cano chở khách vào hoặc rời đảo là nụ cười lại nở trên trên môi các cán bộ chiến sĩ thuộc tổ đón đưa các thành viên đoàn công tác. Ảnh: NT |
Thời tiết ở đảo An Bang cũng rất khắc nghiệt, nhiệm vụ của các cán bộ chiến sĩ vì thế cũng không hề dễ dàng. Ảnh: NT |
Suốt thời gian đón đưa các thành viên trong đoàn công tác, các cán bộ chiến sĩ đều đứng trong nước. Ảnh: NT |
Các thành viên trong tổ đón các cano chào tạm biệt các thành viên cuối cùng rời đảo An Bang, ngày 23-4. Ảnh: NT |