CSGT có được giữ căn cước công dân của người vi phạm?

Thời điểm cuối năm, khi các loại phương tiện tham gia giao thông ngày càng đông khiến cho nhiều người bất chấp quy định và vi phạm luật giao thông đường bộ.

Trong đó, khi cảnh sát giao thông (CSGT) tham gia tuần tra, kiểm soát phương tiện vi phạm giao thông có thể giữ một số giấy tờ để đảm bảo quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thi hành, đặc biệt là căn cước công dân (CCCD) hoặc chứng minh nhân dân.

Vì vậy, người dân cần nắm rõ một số quy định CSGT có được giữ CCCD của người vi phạm hay không.

CSGT có thể giữ một số giấy tờ của người vi phạm. Ảnh: TN

Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 100/2019: "Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm một trong các hành vi quy định tại Nghị định này theo quy định tại khoản 6, khoản 8 Điều 125 của Luật Xử lý vi phạm hành chính."

Theo đó, Khoản 6 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định: "Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này".

Như vậy, khi người tham gia giao thông không trình bày trong thời điểm vi phạm giao thông có mang giấy đăng ký xe, bằng lái xe, hoặc các giấy tờ liên quan theo quy định ở trên thì CSGT có thể giữ CCCD của người vi phạm.

Trong đó, thời hiệu xử phạt vi phạm giao thông theo Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là một năm.

Theo Điều 149 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định. Trong đó, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự là thời hạn mà khi kết thúc thời hạn đó thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ…

Như vậy, hành vi vi phạm hành chính của người vi phạm khi chưa hết thời hiệu xử phạt, chủ xe có thể đến cơ quan CSGT giữ giấy tờ để ký quyết định xử phạt, nộp phạt theo quy định của pháp luật và lấy lại CCCD.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

Bị CSGT tước giấy phép lái xe vì vi phạm nồng độ cồn, người này có được lái xe dưới 50cc?

(PLO)- Bạn đọc Ngô Minh Châu hỏi: “Vừa qua tôi bị CSGT xử phạt về nồng độ cồn và bị tước bằng lái xe (giấy phép lái xe) nên tôi không biết đi làm bằng phương tiện gì. Tôi muốn hỏi sau khi bị tước bằng lái thì tôi có được lái xe đạp điện hoặc xe máy dưới 50 cc (50 phân khối) hay không?”

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

Tài xế lái xe bị đột quỵ gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

(PLO)- Theo Luật sư, việc khám sức khoẻ cho người thi bằng lái xe hiện nay rất nghiêm nhằm tránh các trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe, tuy nhiên sức khoẻ của người lái xe sau khi cấp bằng lái khó kiểm soát được các vấn đề phát sinh.