Xe “ma” mang biển số đỏ

Theo điều tra của PV, tại TP.HCM hiện có rất nhiều “đại gia” xe biển đỏ với số đầu xe lên đến cả trăm chiếc (chưa kể những chủ xe có 1-2 chiếc chạy lén lút). Họ dùng xe hết hạn sử dụng, xe quân đội thải hồi hoặc các loại xe không rõ nguồn gốc, gắn biển xe quân sự dỏm để kinh doanh.

Xe “ma” mang biển số đỏ ảnh 1
Bãi xe của một “đại gia” ở Bình Chánh, TP.HCM với bốn chiếc đầu kéo mang biển số đỏ. Theo ông này, xe của ông là xe dân sự, sau đó gắn biển số đỏ để kinh doanh - Ảnh: H.K.


Những “ông trùm” biển đỏ dỏm


Nghiêm cấm xe “biển đỏ” làm kinh tế

Trao đổi với PV về việc có hay không chuyện quân đội sử dụng xe biển số đỏ kinh doanh vận tải, thượng tá Thái Công Hòa, trưởng phòng xe máy Quân khu 7, khẳng định: “Tư lệnh quân khu nghiêm cấm tuyệt đối việc sử dụng xe biển số đỏ vào mục đích kinh doanh, làm kinh tế”. Trả lời câu hỏi quân đội có được phép cho dân thuê xe biển đỏ để kinh doanh vận tải hay không, ông Hòa nhấn mạnh “càng nghiêm cấm”. H.K.

Tại các quận huyện ngoại thành như Thủ Đức, quận 12, Bình Chánh, Hóc Môn... giới kinh doanh vận tải phải kiêng dè khi nhắc đến một vài “đại gia” biển đỏ: ông T. “thẹo” (Bình Chánh), Đ. (đường Tô Ngọc Vân, Thủ Đức), vợ chồng ông N. (phường Trường Thọ, Thủ Đức), ông T. (phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức) hay ông C. (P.An Phú Đông, Q.12)... Hiện trong tay những người này có hàng chục xe biển đỏ.  Trưa 29-10, tại bãi xe nằm cặp đại lộ Nguyễn Văn Linh (Bình Chánh), chúng tôi phát hiện bốn chiếc đầu kéo (một chiếc hiệu Daewoo và ba chiếc hiệu International của Mỹ). Đến trưa, ba chiếc biển đỏ KT... đi chở hàng, trong bãi chỉ còn lại chiếc Daewoo cũng mang biển số KT... Theo tìm hiểu, đây là “đại bản doanh” xe biển đỏ của ông T. “thẹo”. Nguồn gốc cả bốn chiếc này là xe dân sự (biển số trắng).Bãi xe của bà N. (Thủ Đức) có khoảng 10 chiếc biển đỏ hằng ngày “đánh” hàng (chủ yếu chở phôi sắt) từ các cảng ở TP.HCM đi Bình Dương, Đồng Nai... Sau khi “đánh” hàng về, lập tức tất cả biển số đỏ được tháo xuống và thay vào biển số trắng hoặc để trống. Chiều 31-10, tại cửa hàng xăng dầu số 2 trên quốc lộ 1A (đoạn thuộc phường An Phú Đông, quận 12), chúng tôi gặp hai chiếc xe mang biển số đỏ cũ nát KP 0760 và KK 1793. Theo tìm hiểu, dàn “xe quân sự” này là của ông C.. Ngoài hai chiếc biển đỏ nằm ở bãi, ông C. còn 4-5 xe đang chở hàng ở miền Tây. Qua xác minh, chúng tôi phát hiện biển số KP 0760 không còn tồn tại trong thực lực quân đội. Biển số KK 1793 gắn trên xe còn lại cũng giả.Tại Bình Dương, “đại gia” biển đỏ Đ. sở hữu trên 10 chiếc Hyundai, Kamaz, M35 mang biển số KP, KK, TT (ký hiệu của từng đơn vị, binh chủng)... Trong khi đó, ông D. ở Hóa An, Biên Hòa (Đồng Nai) sử dụng xe Kamaz và Hyundai dân sự, sau đó sơn lại màu xanh giống xe của quân đội rồi gắn biển đỏ. Thuê xe, thuê biển sốTheo điều tra, một số chủ doanh nghiệp vận tải thuê xe quân sự (kèm theo đăng ký, giấy công tác...) đã hết hạn lưu hành, sau đó về bỏ bãi, tháo biển số đỏ gắn vào đầu kéo xe dân sự (chủ yếu xe Kamaz, Hyundai, Hino...) đã được sơn phết lại cho giống xe quân đội để kinh doanh. Loại biển đỏ này hiện được giới kinh doanh vận tải sử dụng khá nhiều. Sáng 26-10, trước Công ty cổ phần Thép Thủ Đức (xa lộ Hà Nội, Thủ Đức), chúng tôi gặp chiếc Kamaz gắn biển số KP... đang chờ “ăn hàng”. Chủ xe tên Tư cho biết xe này thuê của một đơn vị quân đội với giá 5 triệu đồng/tháng để chở hàng quá tải. Chúng tôi hỏi có hợp đồng không, Tư nói “ai dám làm hợp đồng, chỉ thuê miệng”. Theo điều tra, để hợp thức hóa xe biển đỏ, các ông chủ móc nối với “cò” hoặc trực tiếp thuê lại giấy đăng ký xe thuộc quân đội quản lý. Có giấy đăng ký xe, các ông chủ làm giả nhiều biển đỏ gắn lên xe reo, Hyundai, Kamaz... dân sự. Bằng kiểu gian lận này, các ông chủ sở hữu cùng lúc nhiều chiếc biển đỏ dỏm. Ông B. ở Thủ Đức có bốn chiếc biển đỏ nhưng thực tế chỉ một chiếc có giấy đăng ký, còn lại là “dị bản”.Tại bãi xe của ông Đ. ở Thủ Đức, chúng tôi thấy chiếc biển đỏ KK..., hai đầu kéo cũ nát không mang biển số. Ông Đ. cho biết mình có gần 10 xe tương tự, đều được sản xuất từ những năm 1970. Một thanh niên có mặt tại bãi xe này cho biết dàn xe của ông Đ. được “nhân bản” từ một xe thật, đóng số khung, số máy 2-3 xe giống nhau và sử dụng một giấy đăng ký.Trên thực tế còn có một loại xe biển đỏ biến tướng từ xe quân đội được làm kinh tế (mang biển số trắng 80K), trước khi lưu hành phải được cấp phép, có giấy công tác, do đơn vị quân đội quản lý. Những chiếc xe này được các ông chủ kinh doanh vận tải gom về (qua hình thức thuê, nhận khoán, thầu...) thay thế biển trắng 80K bằng biển đỏ dỏm để chở hàng. Theo tìm hiểu, xe 80K thường có số tiếp theo là 07 (hai số cuối là số thứ tự). Người ta đã làm biển số đỏ dỏm thay hai chữ 80K thành KP và giữ nguyên bốn số cuối. Hiện loại xe KP 07... đã được đơn vị chủ quản thu về bãi (không còn trong thực lực của quân đội). Tuy nhiên trong những ngày đi thực tế chúng tôi thấy xe biển đỏ KP 07... vẫn xuất hiện trên đường khá nhiều. Xe “hóa kiếp”Loại biển đỏ dỏm khá thông dụng hiện nay là biển số “ma” gắn vào xe dân sự quá đát được tân trang, sơn phết lại giống xe quân đội. Nhiều ông chủ tự nghĩ ra một biển đỏ nào đó bắt đầu từ ký hiệu KP, KK, TT, BC, KT... để gắn vào xe của mình. Những chiếc biển đỏ này được xem là giả toàn diện. Đêm 2-9, tài xế Nguyễn Duy Tiến chạy xe tải biển đỏ dỏm KK... chở đá ốp tường lưu thông từ Hà Nội vào TP.HCM. Khi đến km1603 quốc lộ 1A thuộc Tuy Phong (Bình Thuận) thì bị tổ tuần tra cảnh sát giao thông (CSGT) do trung tá Trần Văn Đồng (Phòng CSGT Công an Bình Thuận) làm tổ trưởng dừng lại kiểm tra. Qua đối chiếu, CSGT phát hiện loại xe, số khung không đúng số khung, số máy trong đăng ký do quân đội cấp. Tài xế Tiến khai nhận nguồn gốc chiếc xe này là xe dân sự, được chủ xe “phù phép” thành xe biển đỏ dỏm. Qua kiểm tra cho thấy biển số xe này đã bị xóa khỏi hệ thống đăng kiểm. Với lỗi vi phạm này, CSGT Bình Thuận lập biên bản và bàn giao Công an huyện Tuy Phong xử lý với mức phạt tạm giữ xe 10 ngày, tịch thu đăng ký, biển số xe quân đội, phạt 5,4 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 30 ngày. Khoảng 17g30 ngày 19-10, CSGT quận Tân Bình phát hiện chiếc Mitsubishi mang biển đỏ BC... lưu thông từ đường Hoàng Hoa Thám ra Cộng Hòa vi phạm Luật giao thông. Qua kiểm tra, CSGT Tân Bình phát hiện số khung, số máy và niên hạn xe không trùng khớp với đăng ký xe nên lập biên bản tạm giữ phương tiện. Theo điều tra của Tuổi Trẻ, chiếc Mitsubishi nguyên thủy mang biển số dân sự do Công ty Cho thuê tài chính 2 đứng tên. Do dính đến chuyện nợ nần, chiếc xe này “qua tay” nhiều người và cuối cùng do một cá nhân sử dụng. Sau đó chiếc xe được gắn biển số đỏ từ nhiều năm nay. Thượng tá Trần Văn Trình, phó trưởng Công an quận Tân Bình, cho biết đã ra quyết định xử phạt 10 triệu đồng về lỗi dùng biển số không trùng khớp số khung, số máy.Chiều 29-10 tại cầu vượt Cát Lái, chúng tôi gặp chiếc đầu kéo Kamaz hết đời mang biển số TM... kéo rơmooc chở container 20 feet cũng mang biển số giống hệt như số xe. Theo quy định, đầu kéo và rơmooc mang hai biển số khác nhau, ký hiệu khác nhau. Như vậy ít nhất một trong hai là biển số “đểu”. Gần bến xe Ngã Tư Ga (P.Thạnh Lộc, Q.12) có bãi xe biển đỏ dỏm của ông B.. P., một tài xế, cho biết dàn xe của ông B. có sáu chiếc biển đỏ chuyên chở thép từ Bà Rịa, TP.HCM về miền Tây. Hơn một năm qua, dù đậu xe công khai tại bãi nhưng chưa bao giờ bị “hỏi thăm”. Chúng tôi thông tin cho lãnh đạo tiểu đoàn 31 (tiểu đoàn kiểm soát quân sự) thuộc Bộ chỉ huy quân sự TP.HCM về những chiếc xe biển đỏ của ông B.. Khi tổ công tác do đại úy Hồ Tấn Tường, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 31, chỉ huy có mặt tại bãi xe, một chiếc biển đỏ cũ nát đã chất hơn 30 tấn thép đang chuẩn bị khởi hành, cạnh đó là một chiếc khác đang chờ “ăn hàng”. Qua kiểm tra, đại úy Hồ Tấn Tường khẳng định hai biển số này được làm giả.Vô tư chở quá tảiNhờ có “bửu bối” (biển số đỏ), các ông chủ đoàn xe biển đỏ đã “bao” hết những lô hàng quá khổ, quá tải, vô tư ra vào đường cấm. Sáng 26-10, trước Công ty cổ phần Thép Thủ Đức, có gần 10 xe biển đỏ cõng trên xe mỗi chiếc hàng chục tấn thép “bò” ra hướng quốc lộ 1A. Chúng tôi hỏi chở quá tải không sợ bị CSGT phạt sao, một tài xế nói muốn chở bao nhiêu thì chở, nếu bị CSGT thổi xuống chỉ cần trình giấy tờ là đi, không bao giờ bị lập biên bản.20g ngày 29-10, có mặt tại trạm cân Dầu Giây (Đồng Nai), chúng tôi phát hiện chiếc xe đầu kéo Mỹ màu cam đời mới biển số TH... kéo rơmooc trên xe chất một núi hàng nặng trĩu, cồng kềnh vượt trạm cân. Vào bàn cân động, báo quá tải (phải vào cân tĩnh để cân tải trọng xe) nhưng chiếc xe vẫn phóng như bay qua trạm cân dù lúc đó có mặt kiểm soát quân sự đang làm nhiệm vụ. Chiều 29-10, chúng tôi theo anh P., chủ một doanh nghiệp, đến bãi xe của ông T “thẹo” (Bình Chánh) thuê chở sắt từ cảng Vict về Bình Dương. Ông T. hào hứng: “Tui có bốn chiếc đầu kéo biển đỏ, muốn đi giờ nào là đi, chở 50-60 tấn, một ngày có thể giải quyết 200 tấn, nếu quay tua được 400-500 tấn”. Tài xế của ông T. mỗi khi lên xe “diện” nguyên bộ quân phục, mang hàm sĩ quan. Gặp CSGT, kiểm soát quân sự, tài xế giơ tay chào kiểu nhà binh rồi phóng xe qua.

Đang kiểm tra việc cho thuê xe, biển số xe quân sự

Trao đổi với PV chiều 4-11, đại tá Võ Thành Danh, chánh thanh tra quân sự thuộc Bộ chỉ huy quân sự TP.HCM, cho biết từ trước tới nay ông chưa ghi nhận việc cho thuê xe, biển số xe quân sự để kinh doanh. Việc cho thuê xe, biển số xe quân sự để kinh doanh là hoàn toàn sai. Bộ chỉ huy quân sự TP đã có chỉ đạo tiểu đoàn 31 tuần tra kiểm soát quân sự và ban chỉ huy quân sự các quận, huyện trong TP tăng cường tuần tra kiểm soát các xe quân sự vi phạm quy định về luật giao thông, chở hàng cấm nói chung và đặc biệt là xe mang biển số quân sự giả, xe quân sự cho thuê kinh doanh. Các đơn vị phát hiện trường hợp này phải báo cáo Bộ chỉ huy quân sự TP để xử lý nghiêm. Nếu xe vi phạm thuộc TP quản lý, Bộ chỉ huy quân sự TP sẽ xử lý, xe thuộc các đơn vị khác thì thông báo cho đơn vị chủ quản xử lý, kiên quyết không để tình trạng bát nháo này tồn tại.

GIA MINH


Theo HOÀNG KHƯƠNG - GIA MINH (TTO)

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm