Xúc động trước ngội mộ tập thể có liệt sĩ người Đức

Vào những ngày tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc (27-7/1947 – 27-7/2020), đến viếng nghĩa trang liệt sĩ tại thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), ai cũng đều xúc động trước ngôi mộ tập thể gồm 15 liệt sĩ. Các anh đều là cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn 360. Vẫn như ngày nào các anh như còn trong đội hình chiến đấu.
Bên cạnh các anh, đại bộ phận là thế hệ các chiến sĩ từ mọi miền quê về đây chiến đấu và hy sinh trên chiến trường Ninh Hòa trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Ngôi mộ càng đặc biệt hơn vì có một liệt sĩ người Đức – Siebevt, nhưng khi về với bộ đội ta được mang tên Hồ Chí Bảo.


Nghĩa trang liệt sĩ Ninh Hòa 

Đại tá Trần Văn Thà, 92 tuổi, trong đội hình Chiến sĩ 23 tháng Mười ở Nha Trang kể lại: Ngày đấy ông Hà Vi Tùng, lãnh đạo Tiểu đoàn 360, chỉ huy đánh nhiều trận ở địa bàn Khánh Hòa. Trong đó có trận đánh vào đêm mùng 10, rạng sáng 11-11-1948, trận đánh đồn Phước Thuận, xã Ninh Đông, Ninh Hòa.

Hồi đấy trong đội hình quân đội Pháp có nhiều lính mang quốc tịch khác nhau, trong quá trình tham chiến họ chạy sang hàng ngũ của ta và chiến đấu chống lại giặc Pháp…


Phần mộ tập thể, nơi có liệt sĩ người Đức yên nghỉ 

Đồn Phước Thuận nằm trong hệ thống đồn bốt của quân Pháp án ngữ trên tuyến hành lang Đông Tây nhằm ngăn chặn sự hoạt động của bộ đội ta giữa 2 chiến khu Đá Bàn và Hòn Hèo.
Thực hiện chủ trương của cấp trên, đêm 10 rạng sáng 11-11-1948, Tiểu đoàn 360 tiến đánh đồn Phước Thuận. Sau 30 phút chiến đấu, Tiểu đoàn 360 đã tiêu diệt toàn bộ quân địch, thu vũ khí, làm chủ trận địa. Phía Tiểu đoàn có 15 cán bộ, chiến sĩ hy sinh. Các anh được đồng đội đưa về chôn cất tại chân núi Hòn Nhọn, bên bờ suối Cát, thuộc xã Ninh Sơn.
Năm 1997, Ban liên lạc Tiểu đoàn 360 đang sống và công tác tại Khánh Hòa đã cùng Cơ quan Quân sự (CQQS) huyện Ninh Hòa (nay là thị xã Ninh Hòa) tổ chức tìm kiếm.

CCB Nguyễn Văn Khả, Trưởng ban LL truyền thông CCB Sư đoàn 307 dâng hương trước ngôi mộ.

Sau 50 năm, địa hình địa vật bị thay đổi quá nhiều, cuộc tìm kiếm mộ 15 liệt sĩ gặp khó khăn phải kéo nhiều năm, cho đến cuối tháng 4 năm 2006 mới tìm thấy.

Các cơ quan, đoàn thể và đồng đội đã long trọng đưa 15 hài cốt liệt sĩ về nghĩa trang Ninh Hòa. Đó là các anh: Nguyễn Đức Hộ, Đại đội phó (quê Quảng Trạch, Quảng Bình); Nguyễn Thành Vinh, Tiểu đội trưởng (quê Diên Khánh, Khánh Hòa); Siebevt, chiến sĩ quốc tế người Đức, khi gia nhập quân đội ta đã lấy họ Hồ, đặt tên đầy đủ là Hồ Chí Bảo; Tống Văn Thảo (quê Ninh Thủy, Ninh Hòa); Nguyễn Trúc, Nguyễn Văn Hải chưa rõ quê quán và 9 chiến sĩ còn lại đến nay chưa xác định đựợc danh tính. 

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm

Đọc nhiều
Tiện ích
Tin mới