Thuốc nào thai phụ không nên dùng?

Khi thật sự cần thiết phải dùng thuốc, cần chọn loại thuốc ít ảnh hưởng nhất đến sự phát triển của thai nhi và dùng thuốc liều thấp nhất có hiệu quả để hạn chế thấp nhất những nguy cơ của thuốc đối với thai.

Rất nhiều loại thuốc kháng sinh và Sulffamid không được dùng cho phụ nữ có thai như Tetracyclin, Steptomycin, Gentamicin, Amikacin, Kanamycin, Cloramphenicol, Rifampicin, Cotrimoxazol vì rất nhiều nguy cơ, độc tính đối với thai và có thể gây quái thai.
Thuốc điều trị sốt rét như Quinin, Cloroquin có thể gây điếc, phì đại nửa người. Thuốc điều trị ung thư Methotrexat gây dị tật ở thần kinh, dễ gây quái thai. Thuốc chống co giật như Phenobarbital, Carbamazepin, Phenytoin dễ bị tật ở tim, khe môi, vòm miệng, xương, thần kinh trung ương và hệ tiêu hóa. Glucocorticoid gây nguy cơ suy thượng thận và hạ đường máu ở trẻ sơ sinh.
Aspirin gây vàng da nhân ở thai nhi; sử dụng liều cao có thể làm chậm chuyển dạ hoặc chảy máu trong và sau đẻ. Thuốc điều trị phong Thalidomide gây quái thai. Vitamin A nếu uống với liều >10.000Ul/ ngày và dùng dài ngày tăng nguy cơ sinh quái thai. Người mẹ khi mang thai hay dùng Diazepam (Seduxen) để an thần, sinh con dễ bị trầm cảm hoặc kích động. Ngoài ra, còn nhiều loại thuốc nữa rất có hại với thai kỳ. 

Rượu và cà phê cũng là kẻ thù của thai nhi. Mẹ uống rượu gây dị tật ở thần kinh trung ương, con bị suy dinh dưỡng. Mẹ uống nhiều cà phê (chứa caffein) có thể làm thai chết lưu hoặc đẻ non, trẻ thiếu cân, sẩy thai. 

Theo DS Lê Quốc Thịnh (NLĐ)

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

Tại sao ăn đủ chất đạm lại quan trọng?

(PLO)- Chất đạm có vai trò quan trọng từ việc hỗ trợ tiêu hóa đến điều chỉnh lượng đường trong máu trong cơ thể, đó là những lý do tại sao việc ăn protein lại quan trọng.

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

Đây là 5 lý do khiến bạn luôn thèm đường

(PLO)- Từ sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, nồng độ Cortisol cao hay sự mất cân bằng vi khuẩn đường ruột đến thiếu ngủ... là một trong năm lý do khiến bạn thèm đường.