Là mẹ ruột nên được điền tên trong khai sinh của con

Tòa cũng tuyên giao một con chung cho chị N. nuôi, công nhận anh W. tự nguyện cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 200 USD từ tháng 8-2016 cho đến khi cháu bé đủ 18 tuổi. Chị N. và anh W. có trách nhiệm liên hệ các cơ quan chức năng của Việt Nam để điều chỉnh tên mẹ cháu bé trong khai sinh là chị TTN.

Theo hồ sơ, chị N. khai năm 2010, chị theo cô sang Malaysia làm việc và quen với anh W. Sau đó, hai người nảy sinh tình cảm và chị mang thai. Anh chị về Việt Nam làm đám cưới. Do thủ tục đăng ký kết hôn phải đi lại nhiều, sợ ảnh hưởng đến thai nhi nên chị sang Malaysia sinh sống mà chưa đăng ký kết hôn.

Năm 2012, chị sinh con gái tại Malaysia. Sau khi sinh con được ba ngày, chị thấy trên chân con ghi tên người mẹ là STBT. Chị gặng hỏi thì anh W. nói chị T. là vợ đã kết hôn của anh ở Malaysia. Do hộ chiếu của chị N. hết hạn và anh chị không có đăng ký kết hôn nên để khai sinh cho cháu bé, anh lấy tên mẹ cháu bé là chị T.

Sinh con được sáu tháng, chị N. về chung sống trong nhà vợ chồng anh W. Đến tháng 9-2015, mẹ con chị trở về Việt Nam sinh sống. Nay chị kiện ra tòa yêu cầu tòa không công nhận chị và anh W. là vợ chồng và xin được quyền nuôi con, không yêu cầu cấp dưỡng. Đồng thời chị N. cũng yêu cầu tòa xác định chị mới là mẹ cháu bé.

Anh W. thừa nhận cháu bé đúng là do chị N. sinh ra. Việc khai sinh cho cháu bé đúng như chị nói. Anh đồng ý không công nhận vợ chồng và xin được nuôi con, không yêu cầu cấp dưỡng. Nếu chị được nuôi con thì anh tự nguyện cấp dưỡng mỗi tháng 200 USD. Anh W. không đồng ý đổi tên mẹ cháu bé trên giấy khai sinh vì cho rằng luật pháp của nước anh không cho phép. Vợ anh, chị T. cũng xác nhận cháu bé là con của chồng chị với chị N. Việc khai sinh cho cháu bé đúng như chị N. nói nhưng chị không đồng ý đổi tên người mẹ đúng với thực tế vì giấy khai sinh ở Malaysia đã làm rồi là không đổi được.

Theo tòa, các bên đều thừa nhận chị N. đã sinh ra cháu bé. Do hộ chiếu hết hạn và chị không đăng ký kết hôn với anh W. nên anh mới làm khai sinh cho cháu bé với tên người mẹ là vợ hợp pháp của mình để đảm bảo quyền lợi của cháu bé vào thời điểm đó. Nay chị N. yêu cầu và các bên đều thừa nhận chị N. là mẹ cháu bé thì cần điều chỉnh lại tên người mẹ trong giấy khai sinh của cháu bé là chị N. cho phù hợp.

Về quyền nuôi con, tòa cho rằng con chung anh W. và chị N. là bé gái, tuổi còn nhỏ, từ lúc sinh đã được mẹ trực tiếp chăm sóc. Từ tháng 9-2015 đến nay, cháu theo mẹ về Việt Nam sinh sống và vẫn phát triển bình thường nên để ổn định tâm lý cho cháu thì giao cho mẹ cháu tiếp tục nuôi dưỡng…

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

Hôm nay, chủ tịch Tân Hoàng Minh hầu tòa

(PLO)- Cáo trạng xác định có hơn 6.600 khách hàng đã ký hợp đồng đầu tư trái phiếu, hợp đồng chuyển nhượng và bị Tập đoàn Tân Hoàng Minh chiếm đoạt 8.600 tỉ đồng.

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

Ngẫm chuyện bồi thường và quy hoạch treo

(PLO)- Chậm chân, vướng quy hoạch nên không thể chuyển mục đích sử dụng đất khiến hai mảnh đất liền kề chênh lệch 10 lần về giá bồi thường vì bên đất nông nghiệp, bên đất ở. Đây là thực tế đáng suy ngẫm về công tác quy hoạch và chính sách bồi thường...