Mỗi năm 1,7 triệu trẻ em tử vong vì ô nhiễm môi trường

Theo đó, các nguyên nhân ô nhiễm gây tử vong bao gồm nguồn nước bẩn, thiếu hệ thống cung cấp nước và xử lý nước thải, tình trạng kém vệ sinh, ô nhiễm trong nhà và bên ngoài, cuối cùng là thương tích. Như vậy, hằng năm có cứ 4 trẻ từ 1 tháng đến 5 tuổi sẽ lại có một bé tử vong liên quan đến ô nhiễm.

Môi trường ô nhiễm là môi trường chết chóc, đặc biệt đối với trẻ nhỏ” - Bác sĩ Margaret Chan, Tổng giám đốc WHO nhận định - “Các cơ quan và hệ miễn dịch đang phát triển, cơ thể và đường hô hấp nhỏ bé của trẻ khiến các em đặc biệt nhạy cảm với không khí và nước bẩn”.

Trẻ sơ sinh tiếp xúc với không khí ô nhiễm sẽ tăng nguy cơ bị viêm phổi khi còn nhỏ và tăng nguy cơ bị bệnh hô hấp mạn tính đến suốt đời, một báo cáo cho biết. Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn làm tăng nguy cơ bệnh tim, đột quỵ và ung thư. Hơn 90% dân số thế giới được cho là đang hít thở không khí không đạt chuẩn chất lượng do WHO đề ra.

Báo cáo đặc biệt nêu ra biện pháp loại trừ các nhân tố nguy hiểm để phòng ngừa bệnh tật và cái chết. “Đầu tư việc loại trừ các nhân tố ô nhiễm đe dọa sức khỏe con người, như cải thiện chất lượng nước hoặc sử dụng các nguồn năng lượng sạch, sẽ đem lại lợi ích sức khỏe to lớn” - bác sĩ Maria Neira, trưởng Ban y tế công cộng của WHO nói - “Môi trường ô nhiễm ảnh hưởng nặng nề tới sức khỏe con em chúng ta”.

Cũng theo báo cáo, việc gia tăng chất thải điện và điện tử cũng là một nguyên nhân gây lo ngại. Nếu không được xử lý đúng cách, trẻ tiếp xúc với chất thải có thể bị nhiễm độc làm ảnh hưởng tới trí thông minh, gây ra suy giảm chú ý, bệnh phổi và ung thư.

 Mỗi năm có đến 1,7 triệu trẻ em chết vì ô nhiễm môi trường. Ảnh: REUTERS.

Một mối lo khác nêu trong báo cáo là tăng nguy cơ biến đổi khí hậu do tăng nhiệt độ và khí CO2, tăng nguy cơ bệnh hen suyễn. 44% trường hợp trẻ bị hen suyễn có liên quan đến môi trường. Để giảm thiểu con số này, cần phải giảm ô nhiễm không khí, gia tăng số lượng người tiếp xúc với nước sạch và hệ thống bảo vệ sức khỏe, tránh để phụ nữ mang thai hít phải khói thuốc lá và xây dựng môi trường an toàn hơn để giảm tai nạn và chấn thương.

Theo Joy Lawn, giáo sư khoa khả năng sinh sản ở mẹ và dịch tễ học trẻ em tại trường Vệ sinh và Dược học nhiệt đới London, ô nhiễm không phải là yếu tố duy nhất đe dọa sự sống trẻ em. “Chúng ta cần phải thận trọng khi quy tất cả những cái chết đó cho nước bẩn hay ô nhiễm" - bà Lawn nói - “Để phòng ngừa viêm phổi, chúng ta cần vắc-xin và thuốc kháng sinh; với sốt rét, chúng ta cần mùng và thuốc kháng sốt rét. Không phải chỉ đối phó với ô nhiễm là đủ”.

“Mức độ nghiêm trọng của ảnh hưởng từ ô nhiễm môi trường tới sức khỏe của trẻ em toàn thế giới” - John Holloway, giáo sư di truyền học hô hấp và dị ứng ở Đại học Southampton nói - “Ngoài những ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của trẻ, chúng ta còn phải chú ý tới tác động lâu dài khi tiếp xúc với ô nhiễm ở những năm đầu đời tới sức khỏe và an sinh cả đời người”.

Ông Holloway nhấn mạnh đây không chỉ là vấn đề ở các nước đang phát triển: “Tiếp xúc với không khí ô nhiễm và khói thuốc lá ảnh hưởng cũng ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ em ở các nước phát triển”. Ông Holloway tin rằng cơ quan chức năng và cá nhân phải hành động và nhìn xa hơn để bảo vệ sức khỏe thế hệ tương lai. “Chúng ta có trách nhiệm giảm thiểu ô nhiễm môi trường” - ông Holloway nói - “Việc này đòi hỏi những thay đổi xã hội như tăng cường quản lý ô nhiễm và cân nhắc tới phí tổn ô nhiễm lâu dài khi đánh giá chi phí biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường”.

Đừng bỏ lỡ

Video đang xem nhiều

Đọc thêm