F-35 Mỹ tàng hình tới đâu cũng không qua mặt được Su-35 Nga?

Quá phức tạp

“F-35 là một hệ thống phức tạp, vì thế nó có rất nhiều lỗ hổng, nhiều lỗi và các trục trặc khác, rất khó để khắc phục hết các lỗi trên máy bay. Tất cả chuyện này đều do nó là một chiếc máy bay có công nghệ cao quá mức" - chuyên gia quân sự Nga Dmitry Drozdenko nói, đồng thời đề cập các vấn đề mà F-35 gặp phải với lớp phủ tránh radar và hệ thống hỗ trợ sự sống cho phi công.

Tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ. Ảnh: SPUTNIK

Chuyên gia Nga cho biết thêm, một giờ bay của F-35 tiêu tốn 40.000 USD, trong khi đó, chi phí cho một giờ bay của F-18 chỉ khoảng 18.000 USD.

"Không giống như chúng ta, người Mỹ phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ tàng hình. Tuy nhiên, công nghệ radar cũng đang phát triển nhanh chóng, vì thế, "vô hình" không còn là yếu tố đảm bảo chắc chắn ưu thế trên không" - ông Drozdenko lý giải.

Quá đắt đỏ

Một câu hỏi lớn khác là các mẫu máy bay đắt đỏ như F-35 của Mỹ và Su-57 của Nga có thực sự cần thiết hay không. Ông Drozdenko cho rằng thay vì đầu tư vào máy bay chiến đấu thế hệ 5, Nga nên sử dụng Su-57 như nguyên mẫu để phát triển tiêm kích thế hệ 6.

Tiêm kích Su-35 Nga. Ảnh: TASS

"Nên nhớ rằng ngay cả Su-35 cũng chắc chắn có thể phát hiện ra F-35 và nó còn có các tính năng bay tuyệt vời" - ông Drozdenko nói.

Tuy nhiên, ông Drozdenko không cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lựa chọn Su-57 thay vì F-35 dù quá trình chuyển giao đang bị Washington đình chỉ, đơn giản là vì Ankara đã trả tiền mua chúng rồi.

F-35 có nhiều lỗ hổng, nhiều lỗi và các trục trặc khác. Ảnh: SPUTNIK

"Một lý do khác là Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong chuỗi sản xuất, vì thế sự rút lui của họ sẽ khiến Lockheed Martin tổn thất nhiều tiền bạc" - ông Drozdenko nói. Ông đồng thời cho biết mâu thuẫn hiện nay giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ khó có khả năng khiến hai bên cắt đứt quan hệ hoàn toàn, bởi Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh quá quan trọng đối với Mỹ trong khu vực.

Tuy nhiên, một lý do khác khiến Washington quyết định đình chỉ chuyển giao F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ là do Ankara quyết định mua hai tổ hợp S-400 từ Nga.

Tiêm kích Su-57 Nga. Ảnh: SPUTNIK

"Tại sao người Mỹ không muốn chuyển giao những chiếc máy bay này cho Thổ Nhĩ Kỳ? Tôi nghĩ một trong những lý do là sự xuất hiện của F-35 sẽ tạo ra một tình huống oái oăm, trong đó máy bay Mỹ và hệ thống phòng không Nga lại thuộc chung một lực lượng vũ trang. Sau đó, tình huống này còn có thể làm lộ ra chuyện tiêm kích tàng hình (của Mỹ) không tàng hình như được quảng cáo. Những gì lọt ra ngoài sẽ khiến người ta nhận ra rằng F-35 không thực sự là cái gì đó đáng ngại cả. Và điều này có thể dẫn tới một vụ bê bối tài chính".

Thừa nhận rằng công nghệ của F-35 vượt trội hơn Su-35 nhưng theo ông Drozdenko, trong chiến đấu, công nghệ không phải lúc nào cũng là bên thắng cuộc. Việc quản lý chất lượng của F-35 sẽ phụ thuộc trực tiếp vào nhà cung cấp phụ tùng.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thiếu tướng Walter Piatt tại Fort Drum, New York ngày 13-8. Ảnh: REUTERS

Washington trước đó cảnh báo Ankara rằng kế hoạch mua hệ thống phòng không S-400 từ Nga của nước này có thể sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới quá trình cung cấp F-35. Mỹ đang tìm cách thuyết phục Thổ Nhĩ Kỳ mua các tên lửa đất đối không MIM-104 Patriot, viện dẫn S-400 không tương thích với các tiêu chuẩn của NATO.

Moscow và Ankara ký thỏa thuận mua bán vốn tổ hợp tên lửa phòng không S-400 vào tháng 12-2017. Dự kiến lô bàn giao tổ hợp S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong quý đầu của năm 2020.

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

Ukraine 'nắm thóp' lỗ hổng phòng không Nga

(PLO) - Những hệ thống phòng không Nga không được thiết kế để đối phó các cuộc tấn công của Ukraine ở phía nam, mà là để đối phó các cuộc tấn công của NATO ở phía tây.