Tại sao Trung Quốc tăng cường đưa dân ra nước ngoài?

Công nhân Trung Quốc có mặt ở khắp nơi

Từ lâu, Trung Quốc đã dùng các khoản cho vay có điều kiện để đưa hợp đồng về cho các công ty ở nước ngoài của mình. Trong những năm gần đây, nước này đã gửi một lực lượng công dân tới làm việc tại nhiều công trình, gồm cả đường ống, hạ tầng giao thông và đê đập tại các “điểm nóng” như Nam Sudan, Yemen, Pakistan. Càng ngày, nước này càng vượt xa qua biên giới của mình để thiệt lập cơ chế “bảo vệ” và “giải cứu” họ.

Trung Quốc ngày càng khó tuân thủ theo chính sách “không can thiệp vào nội bộ các nước” mà cố Thủ tướng Chu Ân Lai từ năm 1955 đặt ra. Điều này khiến Trung Quốc từ chối ủng hộ lệnh cấm vận quốc tế đối với Nga ở vấn đề Ukraine hay ngay cả vụ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Khi tuyến đường thương mại “Con đường tơ lụa” của Chủ tịch Tập Cận Bình đang được tiến hành với những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khắp Trung Á, Ấn Độ Dương và từ Trung Đông tới châu Âu, ngân sách đầu tư nước ngoài của Trung Quốc được quyết định vào năm 2013 là 108 tỉ USD, tăng khoảng 3 tỉ USD so với thập niên trước.

Một kỹ sư Trung Quốc giám sát công nhân xây cầu tại Ghari Dopatta, trong vùng Kashmir của Pakistan

Điều này buộc Trung Quốc phải có cách tiếp cận chủ động hơn để bảo vệ các lợi ích và công dân của mình. Sự tham gia ở nước ngoài ngày càng tăng có thể khiến Trung Quốc bị cuốn vào các cuộc xung đột và sẽ phải đối đầu với Mỹ, khi căng thẳng đang dâng cao ở các vùng lãnh thổ tranh chấp ở Biển Đông.

“Đây sẽ là một chặng đường dài đầy khó khăn,” Kerry Brown, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc ở Đại học Sydney nói. “Bạn hoặc sẽ bị chia rẽ khi có một thế lực mới xé toang các quy tắc và gây hỗn loạn, hoặc Trung Quốc buộc phải có trách nhiệm hơn với quốc tế khi khoảng không gian mà nước này xuất hiện ngày càng nhiều.”

Tăng cường bảo vệ dân Trung Quốc ở nước ngoài

Parello-Plesner và Mathieu Duchatel, đồng tác giả của “Cánh tay quyền lực Trung Quốc: Bảo vệ công dân và tài sản ở nước ngoài”, ước tính rằng có 5 triệu công nhân Trung Quốc ở nước ngoài, dựa trên nghiên cứu và phỏng vấn các quan chức. Từ năm 2004 đến 2014, khoảng 80 công dân Trung Quốc bị giết chết.

“Hiện tại có vài nước – mà theo số lượng công dân Trung Quốc đang hiện diện nơi ấy – ‘quá lớn để từ bỏ’,” Parello-Plesner nói. “Chiến lược “đi ra ngoài” do kinh tế định hướng hiện nay phải được điều chỉnh với các tính toán chiến lược rộng lớn hơn.”

25 mục tiêu đầu tư ở nước ngoài lớn nhất của Trung Quốc từ năm 2005 đến 2014, trị giá 870,4 tỉ USD

Hiện có sự thay đổi về sự ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Tư tưởng bảo vệ công dân được thêm vào danh sách ưu tiên trong Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 18 vào năm 2012 của Bắc Kinh. Vai trò của quân đội Trung Quốc trong việc bảo vệ công dân ở nước ngoài đã được ghi nhận lần đầu tiên trong Sách trắng Quốc phòng vào năm 2013.
Sách trắng Quốc phòng năm 2015 còn đi xa hơn, ghi chú rằng “các vấn đề an ninh quốc gia mà Trung Quốc phải đối mặt bao gồm nhiều đối tượng hơn, mở rộng trên phạm vi lớn hơn, và bao trùm một khoảng thời gian dài hơn bất cứ thời đại nào trong lịch sử đất nước.”
“Trong khi Trung Quốc có thể không công khai bỏ nguyên tắc không can thiệp, chúng ta sẽ thấy sự thay đổi mạnh mẽ của Bắc Kinh trong việc áp dụng hoặc không áp dụng nguyên tắc nói trên,” Alexander Sullivan, thành viên Trung tâm An ninh Mỹ ở Washington nói.
“Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đang chiếm một vai trò lớn hơn trong giải quyết vấn đề toàn cầu,” Pang Zhongying, hiệu trưởng Học viện Quan hệ Quốc tế tại Đại học Sun Yat-sen ở Quảng Châu nói. “Con đường Tơ lụa về bản chất đem lại rất nhiều sự thay đổi về chính sách đối ngoại, nhưng chúng tôi vẫn biết rất ít về triển vọng của nó.”

Đừng bỏ lỡ

Đọc thêm